Giải pháp nhằm thực hiện tốt thời giờ làm việc trong doanh nghiệp. Quy định về thời giờ làm việc tại doanh nghiệp.
Giải pháp nhằm thực hiện tốt thời giờ làm việc trong doanh nghiệp. Quy định về thời giờ làm việc tại doanh nghiệp.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2012.
2. Luật sư tư vấn:
Pháp luật về thời giờ làm việc là một trong những quy định quan trọng của Bộ
– Từ phía nhà nước:
+ Thanh tra lao động đến cấp cơ sở cần tiến hành việc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp (trong đó chú trọng hình thức kiểm tra đột xuất, không báo trước). Từ đó, có khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, phải có chế tài xử phạt cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình chung: Việc xử phạt cần thể hiện rõ tính răn đe. Cần có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp.
+ Cán bộ thanh tra lao động, công đoàn chuyên trách cần thường xuyên nắm bắt tình hình của việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc tại nơi mình phụ trách. Có đề xuất kịp thời với ban lãnh đạo công ty nhằm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
+ Các cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về chế độ thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp. Thanh tra Sở lao động phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật. Xử phạt nghiêm minh, tránh trường hợp biết nhưng bỏ qua, làm ngơ…
– Từ phía doanh nghiệp:
+ Công ty cần chấp hành đúng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc. Tích cực tham gia ý kiến, xây dựng pháp luật có liên quan. Việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người lao động mà còn đảm bảo cả lợi ích cho người sử dụng lao động. Khi thời giờ làm việc hợp lý, đảm bảo sức khỏe người lao động sẽ tích cực làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy được tính sáng tạo của người lao động. Việc làm thêm là yếu tố cần thiết để cân bằng lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động nên việc làm thêm phải không được vượt quá quy định của pháp luật. Vì khả năng làm việc của con người không phải cố định mà luôn thay đổi theo từng giai đoạn làm việc. Vì vậy người sử dụng lao động cần chấp hành theo đúng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp
+ Thường xuyên bố trí và thực hiện thời giờ làm việc một cách khoa học tại công ty. Tạo cơ sở vật chất để NLĐ có thể thực hiện tốt thời giờ làm việc tại công ty. Bố trí thời giờ làm việc một cách khoa học cũng sẽ đảm bảo về mặt thời gian, đồng thời tạo cơ sở vật chất tốt cũng tác động lớn việc thực hiện đúng thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn đúng quy định của pháp luật.
+ Thường xuyên cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo việc thực hiện đúng thời giờ làm việc. Môi trường cũng làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe NLĐ cũng như việc thực hiện thời giờ làm việc. Để thực hiện tốt thì công ty cần có một môi trường làm việc tốt đảm bảo chất lượng.
+ Đối với việc làm thêm giờ thì công ty cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Không cho NLĐ làm thêm vượt quá số giờ mà nhà nước quy định mặc dù có trường hợp NLĐ đồng ý làm để có thêm thu nhập. Công ty cần sắp xếp, bố trí đủ nguồn nhân lực ngay từ đầu. Bố trí đủ nguồn nhân lực ngay từ đầu để khi công ty trúng dự án vẫn có đủ nguồn nhân lực để thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo về chất lượng mà chủ đầu tư yêu cầu. Từ đó đảm bảo thời giờ làm việc và việc làm thêm không vượt quá số giờ mà nhà nước quy định.
+ Thành lập tổ chức công đoàn tại công ty , mặc dù việc pháp luật không bắt buộc các công ty phải có công đoàn, nhưng để đảm bảo lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ công ty nên thành lập tổ chức công đoàn. Việc thành lập công đoàn không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ mà còn đảm bảo lợi ích của cả NSDLĐ, tạo mối quan hệ gắn kết giữa NLĐ và NSDLĐ.
– Từ phía người lao động tại công ty:
+ Người lao động cần nắm bắt và thực hiện tốt hơn những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.
+ Nắm bắt được những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, không nên vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua những thiếu sót của ban lãnh đạo công ty, có như vậy mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình. Đồng thời hạn chế được những vi phạm trong quan hệ lao động. Thực hiện nghiêm túc và đóng góp cho công ty về