Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Thẩm phán, HTND, Kiểm sát viên và tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Thứ nhất, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Thẩm phán
Khi đánh giá về việc thực hiện
Trong những năm gần đây, đội ngũ Thẩm phán của
Hệ thống Tòa án cần phải có một đội ngũ Thẩm phán trong sạch và vững mạnh, đó phải là đội ngũ cán bộ có năng lực nghề nghiệp vững vàng. Năng lực này được cấu thành bởi nhiều yếu tố như trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, văn hóa pháp đình (xét xử)… Để thực hiện yêu cầu trên, theo tác giả vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là cần tăng cường về số lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Thẩm phán theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật của đội ngũ này, nhất là ở Tòa án cấp quận, huyện. Hệ thống Tòa án cần tổng điều tra, thống kê, nhận xét, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ Thẩm phán của ngành mình, như: Số lượng cán bộ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị để nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán. Tuy nhiên, cần lưu ý là đối với mỗi loại Thẩm phán Tòa án các cấp đòi hỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng khác nhau, nên cần phải quan tâm đến tính đặc thù này để có chương trình và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Đồng thời
Bên cạnh năng lực chuyên môn, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong hoạt động QĐHP nói chung và QĐHP tù nói riêng đó là ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm của người Thẩm phán. Ý thức pháp luật là một trong những hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hóa xã hội. Nó bao gồm tổng thể những tư tưởng, những quan điểm pháp luật và tâm lý pháp luật, là tổng thể những nhận thức, hiểu biết của con người trong quan hệ với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với những hoạt động của các tổ chức, cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật.
Để hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn nói riêng có thể đạt hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng, một trong những việc không kém phần quan trọng là nâng cao nhận thức của Thẩm phán về vai trò, ý nghĩa, mục đích của hình phạt trong thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hóa trong Điều 3 BLHS năm 2015 về “Nguyên tắc xử lý” đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức pháp luật của Thẩm phán, cần thiết phải tăng cường đạo đức nghề nghiệp và đề cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Thẩm phán phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, phải “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Vì thế TAND tối cao cần phải có kế hoạch, chương trình thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng và ý thức chính trị có trình độ cao cho các Thẩm phán. “Trình độ nghiệp vụ có thể trở thành hoạt động hình thức nhạt nhẽo nếu như trình độ đó không dựa trên tính tư tưởng sâu sắc, sự trung thành với lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, dựa vào tính Đảng triệt để, những hiểu biết về cuộc sống”. Thẩm phán trong bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải và công bằng; xét xử theo lương tâm và công lý.
Đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Tòa án về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử và các kiến thức bổ trợ khác như kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học.. Hàng năm ngoài việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời để đảm bảo và nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn cần phải mở thường xuyên hơn nữa các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, HTND. Đối với TAND cấp tỉnh, hàng năm đều tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức cho cán bộ công chức tham gia các buổi tập huấn trực tuyến do TAND tối cao tổ chức. Vì vậy, nhìn chung chất lượng xét xử các vụ án hình sự, trong đó có chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về QĐHP tù có thời hạn được nâng cao.
Về công tác xây dựng đội ngũ công chức, ngành Tòa án cần phải có lộ trình từng bước đảm bảo có đủ về số lượng, bảo đảm về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Phải xây dựng được “đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.
Nâng cao chất lượng Thẩm phán trên cơ sở xác định Tòa án là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm; thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ, đảm bảo đủ biên chế đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tính đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên kiểm tra, sát hạch định kỳ đội ngũ Thẩm phán về trình độ chuyên môn, có kế hoạch cử Thẩm phán đi học, nghiên cứu chuyên sâu nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tòa án. Bên cạnh đó, từng cán bộ công chức phải đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ công chức Tòa án gắn với các phong trào thi đua nhằm mục tiêu xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh; cải cách chế độ, chính sách đãi ngộ để cán bộ, công chức Tòa án yên tâm công tác; tăng cường công tác quản lý cán bộ; tăng cường mở rộng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án.
Ngoài ra, thủ tục tái bổ nhiệm lại Thẩm phán cũng cần phải kịp thời để tránh tình trạng bị gián đoạn dẫn đến thiếu lực lượng Thẩm phán làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết án.
Cần xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta với mục tiêu trở thành đội ngũ Thẩm phán chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và vững vàng về tư tưởng chính trị, có đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng được nhu cần ngày càng cao của xã hội. Tất cả các Thẩm phán đều phải có trình độ Đại học luật chính quy và được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp. Hằng năm, ngành Tòa án tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Thẩm phán qua công tác kiểm tra hồ sơ định kỳ, nhận xét, đánh giá phân loại về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của từng người; đồng thời xử lý nghiêm các cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, có vi phạm nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào cơ quan đại diện pháp luật.
Thường xuyên đào tạo đội ngũ Thẩm phán, ưu tiên đào tạo đội ngũ ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Cần đào tạo đội ngũ Thẩm phán chuyên sâu về từng lĩnh vực như hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính … Đồng thời, cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, công tác xét xử trong việc áp dụng các văn bản hướng dẫn thống nhất pháp luật và các lớp học nâng cao bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế, văn hóa, ngoại ngữ, tin học để có năng lực trình độ toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội đang đòi hỏi.
Cần quan tâm đến chính sách tiền lương của cán bộ làm công tác xét xử vì khi cuộc sống vật chất được đảm bảo, ổn định thì tư tưởng mới ổn định, yên tâm công tác, từ đó mới hạn chế những hành vi tiêu cực của cán bộ làm công tác xét xử do những cám dỗ vật chất từ bên ngoài lôi kéo.
Cần tạo sự độc lập cho Thẩm phán trong hoạt động xét xử và QĐHP theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ HTND:
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nền tư pháp hiện đại. Lịch sử phát triển của nền tư pháp nước ta cho thấy, Hội thẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Hội thẩm luôn luôn song hành cùng các Thẩm phán để thực hiện nhiệm vụ cao cả bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN. Hội thẩm tham gia trực tiếp trong việc ra phán quyết của Tòa án và cùng với Thẩm phán ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, hợp tình hợp lý. Sự tham gia tích cực và có hiệu quả đã tôn vinh vị trí, vai trò và uy tín của Tòa án. Có thể nói, uy tín của Tòa án không chỉ do các Thẩm phán chuyên nghiệp tạo nên mà trong đó có sự đóng góp lớn lao của Hội thẩm.
Để kịp thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động xét xử cho Hội thẩm, TAND tỉnh Đắk Lắk thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo chuyên đề và triển khai các văn bản pháp luật đến toàn thể HTND.
Qua công tác tập huấn, nhận thức pháp luật, năng lực và kinh nghiệm xét xử của HTND được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử. Tài liệu nghiệp vụ và các văn bản pháp luật được cấp phát đầy đủ để HTND nghiên cứu phục vụ công tác xét xử, triển khai xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của HTND. Quá trình tổng kết hoạt động xét xử hàng năm, hầu hết các bản án, quyết định của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk được ban hành đúng pháp luật, hoàn toàn khách quan, dân chủ, thấu tình đạt lý, bản án tuyên có tính thuyết phục cao. Những thành tựu trong quá trình xét xử của cơ quan Tòa án với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của HTND đã khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của Toà án.
Trong điều kiện Nhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Do vậy, chức danh trong HĐXX như Thẩm phán và HTND trong các phiên tòa càng phải thể hiện hết sức vai trò và trách nhiệm của mình bởi lẽ hoạt động của các chức danh này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử. Những tiêu chuẩn bắt buộc đối với HTND như đáp ứng các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, tư cách đạo đức, lối sống, có nhiệt huyết với công việc, như vậy mới hoàn thành tốt trách nhiệm xét xử của mình. Đối với các Hội thẩm, cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn bản chất yêu cầu có sự tham gia của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án để xác định đúng đắn phạm vi tham gia xét xử của mình theo hướng Hội thẩm thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Thứ ba, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Kiểm sát viên.
Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật trao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Đây là một chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hành quyền công tố nên đòi hỏi Kiểm sát viên phải có năng lực nhất định. Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình rất quan trọng, làm cơ sở để Tòa án đưa ra quyết định, bản án hình sự đảm bảo đúng pháp luật.
Đối với mỗi Kiểm sát viên cần không ngừng nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao trình độ, nhận thức pháp luật, đặc biệt là không ngừng tích lũy các kinh nghiệm từ thực tiễn tham gia công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa và các phiên tòa rút kinh nghiệm, chỉ ra những vướng mắc, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến su khác nhau giữa quan điểm đề nghị của Viện kiểm sát và QĐHP tù của Tòa án, từ đó có sự chủ động, dự kiến trước tình hình ở những phiên tòa tiếp theo để có những căn cứ, lập luận đúng đắn về đề nghị QĐHP tù có thời hạn.
Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước tình hình tội phạm diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp, công tác đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên là yêu cầu khách quan, cấp bách. Nhiệm vụ cấp thiết là phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên thực sự có trình độ, năng lực.
Quan tâm đào tạo đội ngũ Kiểm sát viên trẻ, có bản lĩnh, trình độ, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực thực tiễn trở thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành.
Phải căn cứ vào quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, nếu mặt nào chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định thì có kế hoạch tiếp tục đưa đi đào tạo, bồi dưỡng về mặt đó; lựa chọn những Kiểm sát viên có triển vọng và khả năng phát triển để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đào tạo sau Đại học. VKSND tối cao cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND địa phương, tạo cơ chế hợp lý cho các đơn vị chủ động tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hình sự bước đầu đạt kết quả tốt. TAND tối cao đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn,