Mục lục bài viết
1. Nâng cao trình độ đội ngũ những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự về Tội buôn bán hàng cấm:
Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phải là người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có đạo đức tốt. Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi phải thực hiện tốt từ khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ công tác tố tụng hình sự cho cán bộ trong từng cơ quan.
Các ngành Công an, Viện kiểm sát,
Riêng với đội ngũ Thẩm phán thì: Phải coi trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành
Bản thân Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phải không ngừng tự cập nhật, đối chiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về danh mục hàng cấm, các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình.
Trong quyết định hình phạt thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đủ bản lĩnh để quyết định hình phạt tiền là hình phạt chính vì bản chất của sự việc là như vậy, người phạm tội đủ điều kiện được phạt tiền chứ không phải do Thẩm phán bị tác động bởi những yếu tố khác ngoài quy định pháp luật hoặc Thẩm phán không đủ bản lĩnh, sợ “điều tiếng”, tìm giải pháp án toàn mà ưu tiên áp dụng hình phạt tù đối với Tội buôn bán hàng cấm.
Thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến, các địa phương mà tội sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra nhiều cần tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp hoặc tổ chức các buổi tọa đàm theo chuyên đề Tội buôn bán hàng cấm để cán bộ làm công tác xét xử học tập rút kinh nghiệm, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Tạo cơ chế để Thẩm phán thật sự độc lập trong quá trình xét xử vụ án. Hiện đã có quy định về xử lý trách nhiệm của Thẩm phán, TANDTC đang dự thảo quy tắc đạo đức của Thẩm phán nhưng cần có quy định thêm về bảo hiểm nghề nghiệp đối với Thẩm phán vì thực tế vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán chưa tương xứng với quyền lợi mà họ được hưởng nên khi có rủi ro nghề nghiệp xảy ra thì bản thân Thẩm phán không đủ điều kiện để bồi thường.
Đặc biệt để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng của Thẩm phán, Kiểm sát viên có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật.
2. Nâng cao trình độ quần chúng nhân dân:
Vận động, tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân đặc biệt các vùng dân cư tại biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt và hiểu được chủ trương, chính sách pháp luật về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phải thực hiện trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, các lớp học phổ biến kiến thức pháp luật định kỳ, đặc biệt thực hiện gián tiếp qua vai trò gương mẫu của các Đảng viên, cán bộ, nêu gương, biểu dương những việc tốt người tốt trong đấu tranh phòng, chống hàng cấm.
Trong các dịp lễ Tết, các lễ hội cần ký cam kết không dùng hàng cấm, sử dụng pháo nổ, không tiếp tay cho hàng cấm. Loại bỏ những suy nghĩ lạc hậu, tập tục không còn phù hợp và tác động tiêu cực đời sống xã hội.
Báo, đài cần đưa tin chính xác, đúng đắn đầy đủ những vụ án tham nhũng, buôn bán hàng cấm, các hành vi tiếp tay bao cho hoạt động tội phạm này đã được xử lý nghiêm minh, triệt để nhằm tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của nhân dân, đồng thời tạo sự tin tưởng, yên tâm vào pháp luật.
Nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc ở biên giới. Bởi một trong những nguyên nhân của Tội buôn bán hàng cấm là kinh tế khó khăn khiến nhiều người đi theo kẻ xấu, bị lợi dụng, tiếp tay cho tội phạm. Chú trọng các biện pháp như mở dự án phát triển kinh tế tại những vùng sâu vùng xa để tạo việc làm, phát triển những gì sẵn có của địa phương giúp người dân được xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức pháp luật.
3. Các giải pháp khác:
* Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích áp dụng pháp luật liên quan đến Tội buôn bán hàng cấm
Trước tiên là với các luật như
hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam ”. Trên cơ sở danh mục hàng hóa cấm kinh doanh do Chính phủ ban hành và đảm bảo ổn định kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, Chính phủ cần xem xét loại hàng hóa nào mà hiện tại và trong tương lai Nhà nước vẫn cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng để hợp nhất thành một văn bản thống nhất thì pháp luật sẽ đảm bảo được tính minh bạch, khả thi, tránh sự mâu thuẫn chồng chéo với nhau. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế và góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần rà soát và có sự điều chỉnh quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo sự điều chỉnh có hiệu quả hơn, khắc phục sự bất cập, tính bất hợp lý và đem lại hiệu quả cao trong quá trình áp dụng pháp luật. Để áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trước hết phải hiểu một cách sâu sắc và toàn diện điều luật đó. Toà án nhân dân tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có Tội buôn bán hàng cấm để việc áp dụng thống nhất. Cần có án lệ về loại tội phạm này, nhất là những vụ án có những quan điểm đánh giá khác nhau về tình tiết định tội, định khung hình phạt để việc áp dụng được thống nhất. Các cơ quan liên ngành cần phối hợp chọn án điểm và đưa một số vụ án buôn bán hàng cấm xét xử lưu động tại những địa bàn là điểm nóng về tội buôn bán hàng cấm nhằm nâng cao tác dụng giáo dục cho nhân dân. Đồng thời các cơ quan liên ngành cần chọn những vụ án ít nghiêm trọng để điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn để xử lý các vụ án buôn bán hàng cấm nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Qua đó nâng cao sự tin tưởng của nhân dân vào pháp luật.
* Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan khác
Điểm đặc biệt của Tội buôn bán hàng cấm là sự quản lý, liên quan đối với rất nhiều cơ quan như: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, vì nó liên quan đến cả xử lý hành chính và xử lý hình sự trong việc áp dụng pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm.
Các cơ quan có liên quan đến việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi buôn bán hàng cấm ban hành thông tư liên tịch về quan hệ phối hợp trong việc xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm liên quan đến buôn bán hàng cấm làm cơ sở để phối hợp hoạt động đấu tranh xử lý loại tội phạm này.
Cần chú trọng công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong điều tra, truy tố, xét xử Tội buôn bán hàng cấm như: Tăng cường, nâng cao công tác áp dụng khoa học kỹ thuật như trang bị hệ thống máy tính, máy quay phim, chụp ảnh, các dụng cụ kỹ thuật… phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Trong công tác tập huấn theo chuyên đề của từng ngành thì phối hợp để mời những chức danh tư pháp trong các còn lại cùng dự để kịp thời cập nhật quy định pháp luật mới liên quan đến Tội buôn bán hàng cấm, cùng học tập, rút kinh nghiệm liên quan đến loại tội phạm này.
Cần thực hiện tốt các Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật để kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự để bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án về Tội buôn bán hàng cấm đã có hiệu lực pháp luật đều được đưa ra thi hành trên thực tế.
* TANDTC cần thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
Công tác tổng kết thực tiễn xét xử phải được tiến hành kịp thời, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn xét xử, những kinh nghiệm hay phải được quán triệt kịp thời để có sự thống nhất và hiệu quả trong việc xét xử các vụ án buôn bán hàng cấm.