Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của BLHS, BLTTHS, Luật Thi hành án hình sự 2019.
Mục lục bài viết
- 1 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
- 2 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019:
- 3 3. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự có nội dung liên quan đến thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
- 4 4. Phát huy vai trò, tính chủ động của các nhà nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật:
1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với quy định của Luật THAHS mới được ban hành năm 2019, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong thực tiễn áp dụng, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS 2015, BLTTHS 2015:
– Bổ sung BLTTHS 2015 quy định về việc cấp trích lục phần quyết định thi hành của bản án: “Đối với người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ ngay sau khi xét xử Tòa án cần cấp ngay 01 trích lục về phần quyết định của Tòa án để người chấp hành án trình diện và giao cho UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tuyên án”.
– Bổ sung BLTTHS 2015 quy định điều kiện ràng buộc với người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được trả tự do ngay tại phiên tòa theo hướng: “Trong bản án phải nêu rõ trong thời hạn 03 ngày, người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ có trách nhiệm đến trình diện với UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú sau khi được trả tự do tại phiên tòa”.
– Bổ sung khoản 5 Điều 36 BLHS quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian chấp hành án của người chấp hành án cải tạo không giam giữ cụ thể đề nghị bổ sung như sau: “Thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ được tính từ khi người chấp hành án trình diện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án cư trú”.
– Bổ sung khoản 6 Điều 36 BLHS quy định về chế tài đối với người chấp hành án cải tạo không giam giữ cụ thể đề nghị bổ sung như sau: “Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ quy định tại Luật THAHS 2019 nếu vi phạm có thể bị tăng thời gian cải tạo không giam giữ theo đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú”.
– Bổ sung khoản 1 Điều 65 BLHS quy định về án treo, cần bổ sung quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian chấp hành án của người chấp hành án treo cụ thể đề nghị bổ sung như sau: “Thời gian thử thách đối với người chấp hành án treo được tính từ khi người chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo trình diện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú”.
Xét thấy nên bổ sung theo hướng gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ vào việc chấp hành án của họ như vậy thì hết sức hợp lý. Bởi việc được tính thời gian chấp hành án sớm hay muộn sẽ gắn với việc họ chấp hành xong sớm hay muộn. Tất cả điều đó phụ thuộc vào bản thân người chấp hành án. Nếu họ đến muộn quá 03 ngày theo quy định trên thì thời gian chấp hành án của họ sẽ bị chậm là do lỗi của chính bản thân họ, việc ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của họ thì họ cũng không thể trách ai được. Kể cả trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị thì khi thực hiện tốt các quy định trên thì người chấp hành án và các cơ quan liên quan cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi trong quá trình chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ của người chấp hành án.
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019:
Bổ sung Luật THAHS 2019 về việc xử lý vi phạm đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng:
1. Trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này từ 02 lần trở lên thì Công an xã đề xuất UBND cấp xã báo cáo, đề nghị cơ quan THAHS Công an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chấp hành án.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan THAHS Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ gửi TAND cấp huyện để xem xét, quyết định, đồng thời gửi VKS cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS Công an cấp huyện;
b) Báo cáo của UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ về việc người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ từ 02 lần trở lên;
c) Biên bản người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ;
d)
đ) Biên
e) Tài liệu khác có liên quan.
3. Trong thời gian thử thách, nếu người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục đã bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 99 của Luật này nhưng sau khi kiểm điểm vẫn tiếp tục vi phạm và đã được nhắc nhở bằng văn bản mà vẫn cố ý vi phạm thì đơn vị quân đội giám sát, giáo dục lập biên bản vi phạm và đề nghị cơ quan THAHS cấp quân khu tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người đó, đồng thời gửi VKS quân sự cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS cấp quân khu;
b) Báo cáo của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ về việc người đó vi phạm nghĩa vụ từ 02 lần trở lên;
c) Biên bản người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ;
d)
đ) Biên
e) Tài liệu khác có liên quan.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên VKS cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Tòa án phải gửi quyết định cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này. 5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu phải bổ sung thủ tục, hồ sơ đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
Trường hợp Tòa án không chấp nhận đề nghị tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lưu quyết định và các tài liệu có liên quan vào hồ sơ thi hành án cải tạo không giam giữ và
Việc bổ sung chế tài xử lý đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong việc quản lý, giám sát người chấp hành án nói chung và chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng. Qua đó phần nào đảm bảo được hiệu quả trong quá trình chấp hành án.
Về khó khăn trong việc quản lý, giám sát đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ thường xuyên thay đổi nơi cư trú do bản chất công việc hoặc nhu cầu cuộc sống của họ thì cần bổ sung quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các Điều 87, 99 Luật THAHS 2019 như sau:
Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trong quá trình chấp hành án do bản chất công việc hoặc nhu cầu về cuộc sống cần thay đổi địa điểm thì có trách nhiệm báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án rời đi và nơi người chấp hành án đến cư trú. Trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú làm bản nhận xét, tự nhận xét theo quy định của Luật này.
Ngoài ra cần bổ sung Điều luật về ủy thác kết quả thi hành án giữa các UBND xã, phường, thị trấn để đảm bảo công tác giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án trong trường hợp không kịp chuyển giao hồ sơ cũng như ủy thác thi hành án đến nơi ở mới của người chấp hành án.
– Bổ sung thêm các văn bản pháp luật và các quy định về việc UBND quận, huyện, thị xã cần phối hợp với cơ quan THAHS – Công an quận, huyện, thị xã và VKSND quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác THAHS trên địa bàn mình quản lý. Qua đó báo cáo kết quả đến Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan; báo cáo UBND cấp trên để phối hợp đưa ra các hướng giải quyết đối với công tác THAHS nói chung, thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng.
– Đối với các cơ quan, tổ chức có người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đang lao động, học tập. Cần có các nhận xét, đánh giá của người có trách nhiệm đối với quá trình học tập, lao động của người chấp hành án gửi về UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cư trú định kỳ hằng tháng, quý, năm.
– Đối với các cơ quan trực tiếp thực hiện công tác THAHS trong đó có thể hành án treo, cải tạo không giam giữ như: TAND, VKSND, cơ quan THAHS, UBND xã, Công an xã … cần thực hiện nghiêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào vi phạm các quy định trong Luật THAHS thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó bằng các hình thức kỷ luật kiểm điểm, cảnh cáo…
3. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự có nội dung liên quan đến thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ:
Suốt từ khi Luật THAHS 2010 đến nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định mới nào quy định cụ thể về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Hiện nay Luật THAHS 2019 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã có nhiều thay đổi, bổ sung lớn vì vậy Chính phủ cần ban hành Nghị định mới quy định cụ thể hơn về công tác này. Trong đó, cần tập trung xây dựng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; cơ cấu, tổ chức các cơ quan có nhiệm vụ THAHS, điều kiện làm việc, biên chế cán bộ, kinh phí hoạt động, chế độ đãi ngộ cho các cán
bộ làm công tác THAHS … sao phù hợp với Luật THAHS 2019 cũng như những điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu quốc tế. Đặc biệt là tăng cường vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tạo sự thống nhất, từ UBND cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh và Chính phủ. Qua đó, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật THAHS và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ thực sự hiệu quả.
Các bộ, ngành Trung ương, nhất là các cơ quan tư pháp Trung ương gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao cũng cần ngồi lại với nhau để họp, ban hành các văn bản liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật THAHS 2019 theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, cũng nên xây dựng Thông tư liên tịch để thống nhất hướng dẫn thi hành cụ thể một số nội dung của Luật THAHS 2019 về công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ mà hiện còn đang vướng mắc hoặc chưa có Nghị định của Chính phủ quy định. Ban hành các quy định và quy trình về giám sát, giáo dục người chấp hành án ở xã, phường, thị trấn để tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện: từ khâu tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, người chấp hành án cho đến quản lý, giám sát, giáo dục và thực hiện chế độ thống kê báo cáo… Đồng thời, cần chú ý đến điều kiện tổ chức, hoạt động đặc thù của lực lượng Quân đội, Công an, Tòa án, Kiểm sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
4. Phát huy vai trò, tính chủ động của các nhà nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật:
Các nhà nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức, đoàn thể xã hội cần liên tục phát huy tính chủ động trong việc nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội trong công tác giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án. Đảm bảo các quyền của người chấp hành án trong quá trình lao động, học tập, cải tạo và đẩy mạnh xã hội hóa công tác này theo định hướng nêu tại
Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn và của cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.
Thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức và những chính sách của Đảng, Nhà nước. Do vậy trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa quy định của pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam để đảm bảo thực thi trong thực tế. Tránh quy định chung chung dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, cần cụ thể hóa và quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể với chính quyền địa phương như UBND và Công an xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư khi trực tiếp quản lý, giám sát người chấp hành án để đảm bảo xã hội hóa hoạt động này.