Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mục lục bài viết
1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thứ nhất, hoàn thiện dấu hiệu định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt tài sản
Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm làm rõ hơn dấu hiệu định tội của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh nhầm lẫn giữa trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số trường hợp phạm tội khác cùng sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa dối khách hàng … cần hướng dẫn về hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hướng:
+ Hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt phải là kết quả của hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối nếu chỉ nhằm tiếp cận tài sản không có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện hành vi chiếm đoạt (hành vi chiếm đoạt không phải là kết quả của hành vi lừa dối trực tiếp mang lại) thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu TNHS về một trong các tội xâm phạm sở hữu khác nếu hành vi chiếm đoạt thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội đó.
+ Trong trường hợp người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để lừa dối khách hàng và chiếm đoạt tài sản cần thống nhất xác định đây là thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác nên phải bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS); coi hành vi làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức là một dạng hành vi lừa dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và không truy cứu thêm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 341 BLHS).
Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định pháp nhân thương mại là chủ thể tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thực tiễn có thể thấy, có rất nhiều pháp nhân thương mại thành lập không nhằm mục đích kinh doanh mà thành lập nhằm mục đích lợi dụng danh nghĩa kinh doanh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng các pháp nhân thương mại này lại không bị truy cứu TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý bởi tội khác. Vì vậy cần phải bổ sung TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật đối với mọi chủ thể, đồng thời thể hiện tính thống nhất của pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về điều kiện miễn hình phạt
Cần phải có văn bản hướng dẫn đối với từng trường hợp miễn hình phạt: Giải thích rõ như thế nào là đáng được khoan hồng đặc biệt, thế nào là hành động can ngăn, mức độ hạn chế tác hại của tội phạm được xác định như thế nào…; thống nhất quy định về điều kiện miễn hình phạt trong BLHS 2015 để việc áp dụng được chính xác.
Thứ ba, hoàn thiện khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015
Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của chế định QĐHP nói chung và QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nói riêng thì quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS nhằm hướng tới hình phạt mà
Đối với vấn đề xác định thế nào là “vai trò không đáng kể”, để đưa ra một định nghĩa đầy đủ về nội dung này là không dễ dàng. Do vậy, chỉ có thể dựa trên một số tiêu chí để xác định “vai trò không đáng kể” của người giúp sức trong vụ án đồng phạm một cách định tính như: Cần xem xét tính chất vụ án, hành vi khách quan của bị cáo, trên cơ sở đó đánh giá mức độ hành vi cụ thể của họ trong toàn bộ vụ án; xác định vai trò “mắt xích” của người giúp sức đó không quan trọng và thấp nhất trong tất cả các đồng phạm khác của vụ án; hành vi mà họ thực hiện không quyết liệt, không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc đã hạn chế hậu quả xảy ra ở mức thấp nhất hoặc đã khắc phục hậu quả ở mức tối đa nhất. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 nói riêng và Điều 54 của BLHS năm 2015 nói chung là một điểm mới tiến bộ được kế thừa, sửa đổi, bổ sung từ quy định của các BLHS trước. Mặc dù đã có sự thay đổi nhưng trong thực tiễn thi hành khoản 2 Điều 54 vẫn bộc lộ một số vướng mắc, gây khó khăn và dẫn đến việc áp dụng không thống nhất đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Do vậy, để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với trường hợp QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể hơn về một số nội dung còn tồn tại những ý kiến trái chiều và cách áp dụng khác nhau nêu trên.
Thứ tư, hoàn thiện quy định của pháp luật để khắc phục tình trạng không thể thu hồi tài sản bị chiếm đoạt
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù có mức hình phạt khá nghiêm khắc, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, tuy nhiên trong thời gian qua trên phạm vi cả nước nói chung vẫn còn nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản nghiêm trọng xảy ra. Việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra hết sức khó khăn vì chế định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt có nhiều kẽ hở, do đó pháp luật hình sự cần có những sửa đổi, bổ sung để việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt có hiệu quả hơn. Cụ thể cần bổ sung các quy định: Nếu có dấu hiệu tẩu tán tài sản của người phạm tội thì người phạm tội và người thân của họ có trách nhiệm chứng minh nguồn gốc. Nếu không thể chứng minh được nguồn gốc thì các cơ quan tiến hành tố tụng được phép thu hồi toàn bộ hoặc một phần tài sản, khắc phục hậu quả để giảm nhẹ hình phạt.
2. Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực của những người tiến hành tố tụng trong quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn có những nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ trình độ, năng lực của những người tiến hành tố tụng. Vì thế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội này, tác giả của luận văn xin đề xuất một số kiến nghị sau nằm nâng cao trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng khi QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thứ nhất, nâng cao trình độ, kinh nghiệm của điều tra viên trong việc giải quyết các vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay sử dụng các thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt. Vì thế quá trình điều tra đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng, có hiểu biết nhất định về diễn biến, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội tại địa phương để đấu tranh loại tội phạm này. Để nâng cao chất lượng điều tra đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Cơ quan điều tra cần mở các lớp tập huấn về điều tra chuyên đề cho các điều tra viên, cán bộ điều tra trong lĩnh vực này. Mỗi điều tra viên, cán bộ điều tra cần trau dồi kiến thức, nắm bắt tình hình thực tế về các thủ đoạn mới, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội trên địa bàn, đồng thời tích lũy kinh nghiệm trong quá trình điều tra, khám phá các vụ án liên quan. Ngoài ra,
Thứ hai, nâng cao vai trò của Viện kiểm sát và chất lượng thực hành quyền công tố đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để nâng cao chất lượng trong công tác định tội danh và QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Viện kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra ngay từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm; đề ra phương hướng điều tra, mục tiêu cần xác minh làm rõ, để nâng cao kết quả điều tra; kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều tra viên, đảm bảo điều tra viên điều tra theo đúng luật tố tụng hình sự, đúng nội dung vụ án; sớm phát hiện nhưng sai sót của điều tra viên để yêu cầu khắc phục, sửa chữa, chống hiện tượng ép cung, mớm cung làm sai lệch hồ sơ vụ án. Khi kiểm sát viên tiếp nhận hồ sơ, kết thúc điều tra phải nhanh chóng kiểm tra lại hồ sơ chính và hoàn thiện hồ sơ phụ, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội nếu phát hiện thấy oan sai phải đình chỉ ngay vụ án, đình chỉ bị can, nếu bị can đang bị tạm giam phải trả tự do ngay. Nếu thấy hồ sơ thủ tục tố tụng chưa đầy đủ, thiếu, chứng cứ yếu thì phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Giai đoạn truy tố rất ngắn do đó đòi hỏi kiểm sát viên phải khẩn trương, chính xác, kịp thời đúng hạn luật định.
Ở giai đoạn xét xử, đòi hỏi kiểm sát viên vừa thực hiện chứng năng công tố, vừa kiểm sát sự tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án. Đảm bảo tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đòi hỏi kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc pháp luật và đảm bảo tính khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật. Quá trình xét xử, nếu thấy hội đồng xét xử vi phạm pháp luật thì yêu cầu khắc phục sửa chữa ngay; nếu thấy việc xét xử không đảm bảo khách quan thì yêu cầu thay đổi thành viên hội đồng xét xử hoặc hoãn phiên tòa. Trong trường hợp quá trình thẩm vấn xuất hiện có nhiều tình tiết mới mà Cơ quan điều tra chưa làm rõ, không thể bổ sung tại phiên tòa thì phải rút hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ. Khi đề nghị mức hình phạt, phải dựa trên quan điểm toàn diện để hội đồng xét xử quyết định. Về mặt tổ chức bộ máy và nhân sự, cần tăng cường bổ sung thêm lực lượng kiểm sát viên có trình độ; không ngừng bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho kiểm sát viên, đảm bảo đủ năng lực trong việc kiểm sát hoạt động điều tra, nhất là đối với các vụ án phức tạp nghiêm trọng. Tăng biên chế, tăng thẩm quyền và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát các cấp để đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thứ ba, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án và vai trò của thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, các vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng có xu hướng gia tăng về số vụ, phức tạp về quy mô, tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và có sự câu kết, móc nối với nhiều đối tượng do đó cần phải xử lý thật nghiêm mới đủ sức răn đe kẻ phạm tội. Tòa án trong quá trình xét xử cần đảm bảo sự công minh của pháp luật, việc quyết định hình phạt cần phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố về nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo. Để nâng cao chất lượng xét xử,
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án thì phải thường xuyên nâng cao lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho Thẩm phán – lực lượng chủ yếu hoạt động áp dụng pháp luật, xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên nhằm bảo đảm nguồn nhân lực sẵn sàng cho điều kiện mới.
3. Một số giải pháp khác:
Cùng với quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về định tội danh và QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở trên, nhằm từng bước hoàn thiện các quy định định về định tội danh và QĐHP đối với loại tội này, theo tác giả cần thiết thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử và xây dựng án lệ. Đề thúc đẩy quá trình giám đốc thẩm được nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, Toà án nhân dân các cấp cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm cho phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo hướng nâng cao vai trò chức năng giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao. Bên cạnh đó Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng một quy trình giải quyết án giám đốc thẩm theo tiêu chí nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt và đúng pháp luật; tổ chức hội thảo, tọa đàm, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ công chức này.
Đây là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết án giám đốc thẩm; tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xét xử. Tòa án nhân dân tối cao tập trung nghiên cứu giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thực tiễn xét xử. Công tác tổng kết thực tiễn xét xử cần có một cơ chế hợp lý để các tòa án chuyên trách, hội đồng thẩm phán có thời gian và tâm lực chuyên lo các vấn đề cốt lõi là tổng kết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành tòa án. Xây dựng án lệ đã được chú trọng, xác định rõ các tiêu chí lựa chọn án lệ gồm ba tiêu chí: thứ nhất, là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án quân sự trung ương hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án khác (Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện) về một vụ việc cụ thể; thứ hai, có chứa đựng các lập luận để làm rõ một hoặc một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng, có cách hiểu khác nhau hoặc những quy định có tính chất khung; phân tích, giải thích về các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra các nguyên tắc, đường lối xử lý hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng trong việc giải quyết vụ việc đó; được các đại biểu các cơ quan dân cử, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, nhân dân và công luận đồng tình, ủng hộ; thứ ba, có tính chuẩn mực và có giá trị hướng dẫn xét xử, bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất. (điểm c khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014), đồng thời Tòa án nhân dân tối cao ra quy trình ban hành án lệ, nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử, hủy bỏ, thay thế án lệ.
Thứ hai, cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là công tác thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của Viện kiểm sát, đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự, điều tra, truy tố, xét xử đúng tội danh, đúng người, đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác hạn chế cơ hội để tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện; đồng thời để các chủ thể xã hội hiểu rõ các quy định, chế tài hình sự nghiêm khắc của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có phối hợp, hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng, kịp thời xử lý các thông tin tội phạm.