Giai đoạn phạm tội là các bước trong quá trình thực hiện phạm tội do cố ý trực tiếp được quy định trong luật hình sự, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm cụ thể. Cùng bài viết tìm hiểu giai đoạn thực hiện tội phạm và những vấn đề liên quan đến giai đoạn thực hiện tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn thực hiện phạm tội là gì?
Theo quy định pháp luật, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Theo đó, giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình thực hiện phạm tội do cố ý trực tiếp được quy định trong luật hình sự, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm cụ thể. Giai đoạn phạm tội bao gồm các bước: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành
Giai đoạn thực hiện tội phạm được dịch sang tiếng anh như sau: The stage of committing
The stage of committing a crime is the steps in the process of committing a crime by direct intention specified in the criminal law, reflecting the nature and degree of danger of the criminal act at each specific time. The crime stage includes the following steps: preparing to commit the crime, committing the crime not yet reaching it and committing the crime completed.
2. Giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm theo Bộ luật hình sự:
Một, về nội dung: Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của
Hai, mục đích, đặc điểm:
– Mục đích của giai đoạn này là tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện tội phạm.
– Giai đoạn chuẩn bị phạm tội không được đặt ra đối với tội phạm cấu thành hình thức.
– Người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện hành vi với mục đích tạo tiền đề thuận lợi cho gia đoạn thực hiện việc phạm tội.
Ba, trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội:
– Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa hoàn thành.
– Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người có hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
– Chưa trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà mới chỉ đặt khách thể đó trong tình trạng nguy hiểm
– Trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với người chuẩn bị phạm các tội được quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ về giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Do có xích mích với anh B, anh A về nhà tìm kiếm hung khí (con dao bầu), chuẩn bị sẵn và giấu trong người để thực hiện hành vi giết anh B.
3. Giai đoạn phạm tội chưa đạt:
Ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội phạm được chia thành 2 loại là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, tùy theo mức độ tính chất mà mỗi giai đoạn có những đặc điểm và hậu quả khác nhau
+ Về giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
Một, về nội dung, khái niệm: Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là việc cố ý thực hiện tội phạm, sau đó vì những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội không thực hiện được hết hành vi cần thiết để hậu quả xảy ra.
Hai, về đặc điểm:
– Người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm .
– Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng.
Ba, hậu quả xảy ra: Ở giai đoạn này, hành vi phạm tội của tội phạm vẫn chưa xảy ra và chưa dẫn đến hậu quả mong muốn từ trước.
Bốn, về trách nhiệm hình sự:
– Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng, hình phạt sẽ được quyết định theo các điều của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 về các tội phạm tương ứng.
– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ví dụ về phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: A gây gỗ với B, B về nhà lấy dao đến nhà A đâm, nhưng được người nhà A phát hiện, B bỏ chạy, A kịp thời phát hiện nên được đưa đi bệnh viện. Ở đây hành vi của B được xem như là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Vì mục đích ban đầu của B là đâm chết B, nhưng trong quá trình thực hiện hành vi, A được người dân phát hiện nên đã kịp thời đưa đến bệnh viện. Mục đích ban đầu của B vẫn chưa thực hiện được, tuy nhiên, b vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi phạm tội mà mình đã gây ra cho A.
+ Về giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
Một, về khái niệm: Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc cố ý thực hiện tội phạm, người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi cần thiết để hậu quả xảy ra nhưng vì một nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà hậu quả không xảy ra.
Hai, về đặc điểm:
– Người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
– Người thực hiện hành vi phạm tội tin rằng hậu quả sẽ xảy ra nhưng vì lý do khách quan mà hậu quả không xảy ra.
– Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Ba, về hậu quả: Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm.
Bốn, về trách nhiệm hình sự:
– Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng mà hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 về các tội phạm tương ứng.
– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Người có hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn với tội chuẩn bị phạm tội
Ví dụ về phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: A có hiềm khích với B, ngày 22/5/2021 A chuẩn bị sẵn hung khí với mục đích giết B. A đâm B một nhát, sau đó bỏ đi, B được người dân xung quanh phát hiện kịp thời đưa đi bênh viện nên B không chết.
4. Giai đoạn tội phạm hoàn thành:
Một, về khái niệm: Tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm.
Hai, về đặc điểm:
– Tội phạm hoàn thành thỏa mãn những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm, bao gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
– Tội phạm hoàn thành là khi hành vi phạm tội thể hiện đầy đủ những tính chất nguy hiểm cho xã hội.
– Tội phạm hoàn thành được coi là trường hợp phạm tội thông thường mà hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp vơi hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
– Xuất phát từ tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, luật hình sự xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm thông qua việc mô tả những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm.
+ Cấu thành tội phạm vật chất: thời điểm hoàn thành của loại tội này phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm: hành vi nguy hiểm, hậu quả xảy ra, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
+ Cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của loại tội này chỉ cần đáp ứng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
+ Cấu thành tội phạm cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội thì tội phạm đã hoàn thành.
Ba, về trách nhiệm hình sự: Tùy theo từng loại tội phạm cụ thể mà có những hình phạt khác nhau phù hợp theo quy định của pháp luật.
Ví dụ về tội phạm hoàn thành: Tội giết người, tội cướp tài sản…
5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
Một, về khái niệm: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Hai, về đặc điểm:
– Nửa chừng có nghĩa là việc chấm dứt hành vi phạm tội phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
– Tự ý có nghĩa là do chủ đích bản thân, không có sự tác động từ bên ngoài.
Ba, về trách nhiệm hình sự: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Ví dụ về tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội: A chuẩn bị thực hiện hành vi giết chị C vì mục đích ghen tuông, tuy nhiên vì nghĩ đến con cái và gia đình nên A đã dừng lại hành vi giết A.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017;