Giải chấp Sổ đỏ là việc xóa thông tin đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, giải chấp sổ đỏ là gì? Thủ tục giải chấp sổ đỏ online được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giải chấp sổ đỏ là gì?
Giải chấp Sổ đỏ hay còn gọi là xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ được hiểu là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đã đăng ký thế chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giải chấp sổ đỏ cần điều kiện gì?
Để thực hiện được thủ tục giải chấp Sổ đỏ phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
– Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận đồng ý chấm dứt việc thế chấp.
– Tất cả nghĩa vụ bảo đảm đã bị chấm dứt.
– Nội dung hợp đồng bảo đảm (hợp đồng thế chấp) bị hủy bỏ toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung, theo đó nội dung bị hủy bỏ có biện pháp thế chấp đã được đăng ký.
– Biện pháp thế chấp được đăng ký thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác trên cơ sở thỏa thuận của bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
– Tài sản đăng ký thế chấp không còn nữa vì lý do:
+ Do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội.
+ Được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác.
+ Bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định.
– Tài sản đăng ký thế chấp đã được xử lý xong bởi bên nhận thế chấp trên cơ sở theo đúng quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– Tài sản đăng ký thế chấp đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Đối tượng đăng ký thế chấp là tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
– Tài sản đăng ký thế chấp là tàu bay và không còn có quốc tịch Việt Nam nữa.
– Tài sản đăng ký thế chấp là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm.
– Bên nhận thế chấp là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật.
– Bên nhận thế chấp với đối tượng đăng ký thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Có quyết định, bản án của
– Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ
3. Thủ tục giải chấp sổ đỏ online:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ giải chấp sổ đỏ bao gồm:
– Phiếu yêu cầu (theo mẫu số 03a).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (bản gốc).
– Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì cần phải có những giấy tờ sau:
+ Văn bản thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký.
+ Văn bản xác nhận hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm.
+ Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm thì cần có hợp đồng hoặc văn bản khác thể hiện hoặc chứng minh được việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm.
+ Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật.
+ Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hình thức nộp hồ sơ: qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
– Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc ghi vào sổ địa chính, Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác nhận trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp.
Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
– Hồ sơ thuộc trường hợp từ chối xóa đăng ký thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
4. Mẫu phiếu yêu cầu giải chấp Sổ đỏ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHIẾU YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kính gửi2:……… | PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ | |
Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ: Quyển số…….. Số thứ tự………. | ||
| Người tiếp nhận
|
PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ | |||||||||||||||||
1. Người yêu cầu xóa đăng ký3
Họ và tên đầy đủ đối với cá nhân8/tên đầy đủ đối với tổ chức9: (viết chữ IN HOA)………. Địa chỉ để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết: Họ và tên:…………. Số điện thoại:……… Fax (nếu có):………. Thư điện tử (nếu có):………. | |||||||||||||||||
2. Căn cứ xóa đăng ký………….. | |||||||||||||||||
3. Thuộc đối tượng không phải nộp phí đăng ký £ | |||||||||||||||||
4. Giấy tờ kèm theo10:………… | |||||||||||||||||
5. Cách thức nhận kết quả đăng ký | £ Nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký £ Nhận qua dịch vụ bưu chính (ghi rõ tên và địa chỉ người nhận):..………… £ Cách thức điện tử (nếu pháp luật quy định): …………… £ Cách thức khác (nếu được cơ quan đăng ký đồng ý): …………… | ||||||||||||||||
Người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về trung thực trong kê khai và về tính chính xác của thông tin được kê khai trong Phiếu yêu cầu này. |
1 Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ.
2 Ghi đúng tên cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Một Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ gửi đến một cơ quan đăng ký.
3 Trường hợp gồm nhiều người thì kê khai từng người theo thông tin thể hiện trên Phiếu yêu cầu đăng ký này. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân thì kê khai người yêu cầu đăng ký theo quy định tại khoản 9 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.
4 Kê khai thêm chức danh, số Chứng chỉ hành nghề, cơ quan cấp và ngày, tháng, năm cấp Chứng chỉ.
5 Kê khai thêm chức danh, tên đơn vị công tác.
6 (Xem chú thích 5).
7 Trường hợp này, đánh dấu đồng thời ô Chi nhánh của pháp nhân, người đại diện và ô Bên bảo đảm hoặc ô Bên nhận bảo đảm là pháp nhân thực hiện đăng ký thông qua chi nhánh hoặc của người được đại diện.
8 Kê khai theo thông tin thể hiện trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đối với công dân Việt Nam; Chứng minh quân đội đối với người đang công tác trong quân đội và không có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân; Hộ chiếu đối với công dân nước ngoài; Thẻ thường trú đối với người không quốc tịch.
9 Kê khai theo thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế (áp dụng cả trong trường hợp kê khai đối với chi nhánh).
BÊN BẢO ĐẢM (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN)
| BÊN NHẬN BẢO ĐẢM (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN) đóng dấu (nếu có) NGƯỜI YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ KHÁC11[10] (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN) Ký, ghi rõ họ và tên, chức danh (nếu có), đóng dấu (nếu có) |
PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ | |
Cơ quan đăng ký có thẩm quyền:…………. Chứng nhận đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo nội dung được kê khai tại Phiếu yêu cầu này tại thời điểm….. giờ….. phút, ngày….. tháng….. năm….. | |
….., ngày….. tháng….. năm….. CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.