Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang còn chưa rõ về thuế giá trị giá tăng. Bài viết sẽ hướng dẫn cách tính giá tính thuế GTGT với hàng tiêu dùng nội bộ.
Mục lục bài viết
1. Giá tính thuế GTGT với hàng tiêu dùng nội bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ cụ thể về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán sẽ phải lập hóa đơn để giao cho người mua trong đó bao gồm cả những trường hợp hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình cho việc thực hiện sản xuất; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa và phải ghi đầy đủ những nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì sẽ phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ từ quy định được nêu trên thì đối với những trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh gồm hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không phải xuất hóa đơn điện tử.
Đối với những trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ mà không phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải xuất hóa đơn điện tử theo quy định trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4
Giá tính thuế được quy định cụ thể đối với các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. Riêng đối với trường hợp biếu, tặng giấy mời mà không thu tiền xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì lúc này giá tính thuế được xác định bằng không.
2. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?
Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.
Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư số
Đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ như các loại hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm hoặc để tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì theo quy định sẽ không phải tính, nộp thuế GTGT.
Đồng thời, dựa theo Công văn số 326/CTHDU-TTHT ngày 11/03/2023, có thể thấy:
– Đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh: thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:
– Đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Thì phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.
3. Hóa đơn tiêu dùng nội bộ phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 41/2022/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán hàng sẽ phải lập hóa đơn để giao cho người mua trong đó bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ các loại hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hóa đơn tiêu dùng nội bộ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán sẽ phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể:
– Tên hóa đơn, ký hiệu của hóa đơn, ký hiệu của mẫu số hóa đơn.
– Tên liên hóa đơn áp dụng đối với các hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Số hóa đơn.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua.
– Tên, đơn vị tính, số lượng và đơn giá hàng hóa, dịch vụ.
– Thành tiền khi chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
– Chữ ký của bên bán, chữ ký của bên mua.
– Thời điểm tạo lập hóa đơn theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
– Thời điểm thực hiện ký số trên hóa đơn điện tử.
– Mã của cơ quan thuế đối với trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại.
– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với trường hợp hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Chữ viết, chữ số và đồng tiền phải được thể hiện trên hóa đơn.
– Một số trường hợp thì hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung.
– Nội dung khác được ghi trên hóa đơn.
4. Thời điểm xác định thuế giá trị giá tăng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư
– Đối với bán hàng hóa thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với cung ứng dịch vụ thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
– Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch thời điểm xác định thuê GTGT là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
– Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu thời điểm xác định thuê GTGT là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
5. Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản quy định 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 41/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua trong đó bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất; xuất hàng hóa dưới các hình thức như cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, thì hàng tiêu dùng nội bộ sẽ không phải xuất hóa đơn chỉ duy nhất trong trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất. Mà ngoài ra, tất cả trường hợp còn lại cũng đều phải xuất hóa đơn theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy định về hóa đơn, chứng từ;
Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và