Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải điều chỉnh dự án, trong đó có hoạt động điều chỉnh giá hợp đồng. Vậy giá hợp đồng sau điều chỉnh có được vượt quá giá gói thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Giá hợp đồng sau điều chỉnh có được vượt giá gói thầu không?
Trước hết, giá hợp đồng được xem là một khoản kinh phí để bên giao thầu cam kết phải trả cho bên nhận thầu trong quá trình thực hiện công việc theo yêu cầu phù hợp về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, giá hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Giá hợp đồng sau điều chỉnh có được vượt quá giá gói thầu hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về sửa đổi hợp đồng. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Điều chỉnh hợp đồng xây dựng sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thực hiện hợp đồng, trong đó bao gồm cả khoảng thời gian được gia hạn để có thể thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật đầy đấu thầu;
– Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng sẽ chỉ được phép điều chỉnh trong các trường hợp mà pháp luật về xây dựng cho phép;
– Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được tiến hành hoạt động điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc được quy định trong hợp đồng đã ký ban đầu hoặc một số trường hợp khác do pháp luật về xây dựng có quy định;
– Giá hợp đồng sau điều chỉnh theo quy định của pháp luật sẽ không được làm vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt, trong đó bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó, chủ đầu tư khi đó sẽ được quyền quyết định hoạt động điều chỉnh giá hợp đồng. Trường hợp giá hợp đồng sau điều chỉnh vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt trước đó, thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện hoạt động điều chỉnh, và cần phải đảm bảo đủ vốn để có thể thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, việc điều chỉnh giá gói thầu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về vấn đề quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của
Theo đó thì có thể nói, việc điều chỉnh giá hợp đồng cần phải tuân thủ theo các điều luật nêu trên. Giá hợp đồng sau quá trình điều chỉnh sẽ không được phép vượt quá giá gói thầu.
2. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh có được vượt quá tổng mức dự toán mua sắm không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về dự toán mua sắm trong hoạt động đấu thầu. Theo đó, dự toán mua sắm được xác định là dự kiến nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác trên thực tế, dự toán mua sắm là hoạt động dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó thì có thể nói, dự toán mua sắm trước tiền sẽ được hiểu là nguồn kinh phí để phục vụ cho hoạt động mua sắm trong phạm vi ngân sách nhà nước cho phép và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với thắc mắc: Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh có được vượt quá tổng mức dự toán mua sắm hay không? Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định: Khi tiến hành hoạt động sửa đổi hợp đồng làm thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng hoặc vượt quá giá gói thầu (trong đó bao gồm cả giá gói thầu dự phòng) đã được phê duyệt, thì phải được người có thẩm quyền cho phép thực hiện. Giá gói thầu sau khi tiến hành hoạt động điều chỉnh cần phải đảm bảo rằng không được vượt quá tổng mức đầu tư, tổng mức dự toán mua sắm. Trong trường hợp dự án đầu tư, dự toán mua sắm bao gồm nhiều gói thầu khác nhau, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh cần phải đảm bảo không được vượt quá tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm đó.
Như vậy có thể nói, khi tiến hành hoạt động sửa đổi hợp đồng thì giá hợp đồng sau khi điều chỉnh sẽ không được phép vượt quá tổng dự toán mua sắm và tổng mức đầu tư đã ký kết hợp đồng trước đó. Trong trường hợp dự toán mua sắm bao gồm dầu gội đầu khác nhau thì tổng giá hợp đồng sau khi được điều chỉnh cũng cần phải đảm bảo không được phép vượt quá tổng dự toán mua sắm đó.
3. Quy định về nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng. Theo đó, quá trình điều chỉnh hợp đồng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
– Việc điều chỉnh hợp đồng bắt buộc phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng hoặc
– Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong phản thời gian hợp đồng đó còn hiệu lực trên thực tế;
– Quá trình điều chỉnh giá của hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hoặc hợp đồng theo thời gian;
– Giá hợp đồng sau khi tiến hành hoạt động điều chỉnh cần phải đảm bảo không được vượt quá giá gói thầu hoặc không được vượt quá dự toán đã được phê duyệt;
– Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, quá trình điều chỉnh đơn giá sẽ cần phải được thực hiện kể từ thời điểm phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá, và chỉ được phép áp dụng quy định này đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ được quy định trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật;
– Tiến độ thực hiện hợp đồng sẽ chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp sau: Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến phạm vi hoặc sơ suất của các bên trong quá trình tham gia hợp đồng, thay đổi phạm vi công việc hoặc thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp trong quá trình thi công xuất phát từ yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng, việc bàn giao mặt bằng không phù hợp với thỏa thuận của các bên được quy định trong hợp đồng từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không phải xuất phát từ lỗi của các nhà thầu gây ra;
– Trong trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng đó cần phải thỏa thuận với nhau thống nhất về việc điều chỉnh trên thực tế. Trong trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì cần phải báo cáo cho người có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định cuối cùng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.