Gia đình người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hình sự. Tội cố ý gây thương tích và trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Gia đình người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hình sự. Tội cố ý gây thương tích và trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, người nhà có hành vi cố ý gây thương tích cho 2 người gồm: người vợ gãy tay, người chồng bị thương trên đầu ( chưa dám định thương tật), gia đình nạn nhân đã gửi đơn tố cáo ra Công an huyện. Nhưng giờ nếu gia đình nạn nhận rút lại đơn tố cáo thì người nhà em liệu có bị truy tố xử lí hình sự nữa không ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003
2. Giải quyết vấn đề.
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
Và căn cứ Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặt gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Như vậy, để xem xét về vấn đề người nhà bạn có tiếp tục bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa hay thì phải phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật cũng như là hành vi của người thân của bạn khi thực hiện tội phạm như thế nào?. Do bạn cung cấp thông tin chưa đầy đủ, nên chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn theo các trường hợp như sau:
– Do hành vi của người thân của bạn gây ra thương tích cho nhiều người và nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi của người thân của bạn sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 vì vậy, khi người yêu cầu khởi tố tự nguyện rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ theo quy định của Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
>>> Luật sư tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác : 1900.6568
Nếu có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc rút đơn yêu cầu khởi tố sau ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án sẽ tiếp tục được xét xử và tùy thuộc vào tỷ lệ thương tích cũng như là hành vi của người thân của bạn thực hiện mà người thân của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tương ứng.
– Nếu người thân của bạn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên và kèm theo hành vi gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người nên trong trường hợp này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 và việc khởi tố vụ án hình sự sẽ không phụ thuộc vào yêu cầu khởi tố của người bị hại mà bất cứ khi nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện được dấu hiệu của tội phạm thì người thân của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi của mình gây ra. Nên, nếu việc người bị hại hay gia đình người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố ở đây thì người có hành vi vi phạm vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.