Giả danh khủng bố có phải hành vi chống phá nhà nước? Giả danh khủng bố trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giả danh khủng bố có phải hành vi chống phá nhà nước? Giả danh khủng bố trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi được biết, trên mạng xã hội gần đây một vài thanh niên có hành vi lập trang facebook giả danh Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Tôi cảm thấy rât bức xúc về những hành vi này. Như vậy, họ có bị truy cứu trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật hiện hành hay không ạ? Mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản a điểm 1 Điều 226, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 thì đối với những hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 (phát tán thông tin có nội dung chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Điều 253 (phát tán thông tin có nội dung đồi trụy) của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bô sung 2009 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet và có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong trường hợp, hệ quả hành vi này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, làm hoang mang trong nhân dân, gây nhiều thông tin trái chiều trong dư luận thì có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (điểm d khoản 2 Điều 226, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009).
Ngoài hình phạt chính được nêu trên là hình phạt tù hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ thì những người thực hiện hành vi trên còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là hình phạt tiền với mức phạt là từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (khoản 3 Điều 226, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những người thực hiện hành vi trên nêu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 64, Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Không chỉ những cá nhân đăng tải lên mạng internet phải chịu trách nhiệm về hành vi này mà ngay cả những doanh nghiệp hay tổ chức quản lý trang mạng đó cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi này. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (điểm b khoản 5 Điều 65, Nghị định 174/2013/NĐ-CP).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hành vi quấy rối tình dục bằng hình ảnh trên mạng xã hội
– Nói xấu người khác trên mạng xã hội có bị phạt không?
– Xử lý hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước trên mạng xã hội
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí