Ghi nhận cha cho trẻ được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm. Con được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm.
Ghi nhận cha cho trẻ được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm. Con được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Chồng tôi bị bệnh hiểm nghèo và đã qua đời. Trước đó, tôi có gửi tinh trùng của anh ấy vào cơ sở khám chữa bệnh để sau khi anh qua đời sẽ sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy khi tôi sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì việc ghi nhận cha cho con thực hiện như thế nào? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy định:
Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;
b) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;
c) Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;
d) Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định:
Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định:
Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Như vậy, nếu bạn muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chồng bạn chết, bạn phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản tinh trùng của chồng bạn. Việc vợ chồng bạn muốn lưu giữ tinh trùng của chồng bạn cần được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Khoản 4 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định:
Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.
Do đó, khi bạn sử dụng tinh trùng của người chồng bị chết dẫn đến việc bạn mang thai và sinh con, làm khai sinh cho con nghĩa là làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.
Như vậy, trường hợp con bạn được sinh ra từ tinh trùng của chồng bạn để lại sau khi qua đời, kể từ thời điểm chồng bạn chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Vì thế, việc nhận cha cho con sẽ tuân thủ các quy định sau:
Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, nếu con bạn được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng bạn chết thì về nguyên tắc, chồng bạn được xác định là cha của con bạn.
Khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này
Trường hợp con bạn sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân, thời điểm chồng bạn chết, không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân của bạn và chồng bạn. Nếu muốn xác định cha cho con bạn thì bạn phải làm thủ tục xác nhận cha cho con. Sau khi làm thủ tục xác nhận cha, chồng bạn mới được pháp luật thừa nhận là cha của con bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mất giấy khai sinh có làm được chứng minh nhân dân
– Xử lý khi bản chính văn bằng, chứng chỉ không khớp với giấy khai sinh
– Những giấy tờ cần nộp khi đi khai sinh cho con từ năm 2016
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại