Khi xảy ra tai nạn giao thông ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự thì bên gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị hại. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra do tai nạn giao thông, quy định về mức bồi thường được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
Mục lục bài viết
- 1 1. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại:
- 2 2. Quy định về mức độ bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông:
- 3 3. Vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông:
- 4 4. Tai nạn giao thông chết người đã bồi thường thiệt hại có bị truy cứu TNHS không?
- 5 5. Gây tai nạn giao thông đã bồi thường thiệt hại thì bị xử lý thế nào?
1. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại:
– Không phải trong tất cả các trường hợp có thiệt hại gây ra thì người gây thiệt hại đều phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Theo quy định pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được căn cứ dựa trên các yếu tố sau:
Người nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự uy tín, nhân phẩm, tài sản quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Trường hợp người gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Việc thực hiện bồi thường được dựa trên nguyên tắc sau:
Căn cứ vào thiệt hại thực tế khi xảy ra tai nạn: Mức thiệt hại thực tế được xác định là tình trạng của nạn nhân và tài sản tại thời điểm tai nạn xảy ra. Điều này để đảm bảo quyền lợi cho cả người bị tai nạn và người gây ra tai nạn về việc bồi thường, tránh trường hợp phía nạn nhân yêu cầu những khoản bồi thường không đúng, không phải trách nhiệm của bên gây tai nạn và ngược lại bên gây tai nạn sẽ không chốn tránh được trách nhiệm bồi thường của mình. Việc bồi thường này phải được bồi thường một cách kịp thời, nhanh chóng và toàn bộ thiệt hại gây ra. Mức bồi thường sẽ do các bên thoải thuận với nhau. Nếu mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra mức phạt bồi thường khác.
Căn cứ vào khả năng bồi thường của bên gây tai nạn: Nếu điều kiện kinh tế, khả năng bồi thường thiệt hại của bên gây tai nạn bị hạn chế, không có đủ để bồi thường thì họ sẽ được giảm mức bồi thường nếu lỗi đó là vô ý và thiệt hại gây ra vượt quá khả năng kinh tế.
Căn cứ vào lỗi: Trường hợp, người gây thiệt hại không có lỗi thì không phải bồi thường. Nếu lỗi đó là do bên bị thiệt hại gây ra thì họ không được yêu cầu bồi thường phần lỗi do mình gây ra, tòa án sẽ xem xét lỗi của bên gây thiệt hại để ra mức phạt bồi thường.
Nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình thì bên có quyền lợi liên quan không có quyền yêu cầu bồi thường
– Mặt khác, theo quy định tại Điều 601
Phương tiện giao thông đường bộ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ bởi khi lưu thông trên đường và xảy ra va chạm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau mặc dù người sử dụng phương tiện đã sử dụng các biện pháp bảo hộ. Bản chất phương tiện giao thông khi đang hoạt động là sự vận hành của một bộ máy, tính vật lý rất cao, sự nóng lên của hệ thống động cơ khi có va chạm xảy ra rất dễ phát nổ gây ảnh hưởng lớn đến người điều khiển xe và môi trường xung quanh. Mặt khác, hầu hết các phương tiện giao thông đều có trọng tải lớn, khi xảy ra tai nạn sẽ trở thành vật nguy hiểm trực tiếp đến người tham gia giao thông.
Nếu người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị hại. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Khi người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà lỗi hoàn toàn do bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không có trách nhiệm phải bồi thường.
2. Quy định về mức độ bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông:
Trong mỗi vụ tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ khác nhau, đồng nghĩa với việc trách nhiệm bồi thường cũng sẽ khác nhau. Tại mục 2
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: Khi xảy ra tai nạn mà bên bị thiệt hại có mang theo hoặc đang sử dụng tài sản hữu hình mà bị hư hỏng hoặc bị mất thì bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên giá trị thật của tài sản.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút: Thời điểm xảy ra tai nạn nếu tài sản của người bị thiệt hại bị mất hoặc hư hỏng mà ảnh hưởng đến công dụng của tài sản đó thì phía người gây thiệt hại phải bồi thường có giá trị do tài sản đó mang lại.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Để khắc phục hư hỏng của tài sản do tai nạn gây ra thì bên gây thiệt hại phải tri trả chi phí đó.
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải chịu tất cả chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả của mình gây ra.
Sau khi kết thúc thời gian chữa trị, ổn định sức khỏe mà thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút phải được bồi thường. Trường hợp tại thời điểm bị tai nạn người bị thiệt hại vẫn còn khả năng lao động và tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình thì sau khi chữa trị do tai nạn thì người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường về khoản thu nhập đó. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
Sau khi chữa trị tại bệnh viện thì người bị hại cần một khoảng thời gian để tĩnh dưỡng và phục hồi ở nhà. Trường hợp này yêu cầu có người chăm sóc, nếu người chăm sóc đang đi làm và tạo ra thu nhập thì phía người gây thiệt hại cũng phải chi trả khoản thu nhập thực tế của người này.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, bên gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền không quá 50 lần mức lương cơ ở do nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Ngoài các mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì người gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí sau:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng: quan tài, dịch vụ mai táng, đồ dùng vật dụng phục vụ cho việc mai táng.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi còn sống người bị thiệt hại có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc ai thì lúc người này mất phía người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ này thay người đó hoặc chi trả một khoản tiền trợ cấp đối với trẻ em thì đến đủ 18 tuổi, đối với cha mẹ thì trợ cấp đến khi người đó mất.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, bên gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền không quá 100 lần mức lương cơ ở do nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại.
3. Vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường, làn đường thì bất ngờ có một học sinh đi từ trong ngõ đi ra nhưng không có tín hiệu đèn và còi nên đã đâm thẳng vào tôi. Tôi có né tránh nhưng vẫn gây ra thiệt hại, xe của tôi bị vỡ yếm và đầu xe còn bên kia không bị làm sao? Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có vi phạm gì không và nếu không có vi phạm gì thì tôi có được bồi thường vì xe của tôi bị hư hỏng hay không?
Luật sư tư vấn:
Về vấn đề thứ nhất bạn hỏi là trong trường hợp này bạn có vi phạm gì không?
Bạn đang điều khiển phương tiện giao thông đi đúng phần đường, làn đường của mình nếu bạn đã có bằng lái xe và không vượt quá tốc độ cho phép của đoạn đường mà bạn đang tham gia giao thông thì bạn không hề vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Vấn đề thứ hai, bạn có được bồi thường thiệt hại do vỡ yếm và đầu xe hay không?
Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Như vậy hành vi phát sinh nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Phải có thiệt hại xảy ra.
+ Phải có hành vi trái pháp luật
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
Có thể thấy rằng trường hợp tai nạn giao thông của bạn thì người điều khiển phương tiện đã đâm vào bạn có đủ các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nên bạn sẽ được bồi thường cho những thiệt hại mà mình đã phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của em học sinh kia gây ra. Việc bồi thường này có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, người trực tiếp bồi thường thiệt hại cho bạn có thể là một trong những người sau đây: em học sinh đó, bố mẹ của em học sinh đó, người giám hộ của em học sinh đó, tùy thuộc vào độ tuổi của người điều khiển phương tiện giao thông đã gây tai nạn cho bạn.
4. Tai nạn giao thông chết người đã bồi thường thiệt hại có bị truy cứu TNHS không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi tham gia giao thông gây tai nạn giao thông, người bị tai nạn đã mất, gia đình tôi có thăm hỏi và phụ gia đình người bị tai nạn 20 triệu để lo mai táng. Nay cơ quan công an gọi gia đình chúng tôi lên và yêu cầu phải đóng 80 triệu đồng để giảm nhẹ tình tiết tai nạn, thay mặt gia đình bố tôi đã ký. Có đại diện gia đình người bị nạn và họ cũng cùng đồng ý. Cho tôi hỏi nếu như vậy em tôi có bị ra tòa hay không? Và hình phạt đối với người gây tai nạn là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Đã bồi thường thiệt hại cho nạn nhân thì có bị ra Tòa không?
Để trả lời câu hỏi này của bạn chúng tôi giả sử em bạn đã phạm tội, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án (Điều 54 Bộ luật hình sự 2015).
Tham gia giao thông gây tai nạn chết người thì mức hình phạt như thế nào?
Khi người tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người, người gây ra tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Đối với tội này, chủ thể thực hiện hành vi phải vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (ví dụ như phóng nhanh vượt ẩu, đi sai làn đường, …), hành vi vi phạm phải gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Như vậy, nếu em bạn không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, không có lỗi trong vụ việc thì em bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này mà chỉ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cơ quan công an đã yêu cầu gia đình bạn bồi thường thiệt hại nên có thể hiểu em bạn đã có hành vi vi phạm theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 vừa phân tích ở trên (nếu em bạn không vi phạm thì cơ quan công an không có quyền yêu cầu gia đình bạn phải bồi thường cho nạn nhân).
Do không biết rõ em bạn gây tai nạn ngoài làm chết người còn gây ra thiệt hại nào khác không nên chúng tôi không thể xác định rõ được khung hình phạt đối với hành vi của em bạn. Bởi vậy, bạn có thể đối chiếu quy định trên với hành vi của em bạn và mức thiệt hại thực tế để xét xem em bạn có thể phải chịu hình phạt ở khung nào của Điều 260 Bộ luật hình sự 2015.
5. Gây tai nạn giao thông đã bồi thường thiệt hại thì bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi xi nhan đèn xe máy, tấp vào lề ngược chiều lưu thông, dừng xe đang chuẩn bị dắt xe lên lề thì bị một người đi xe máy uống rượu tông vào. Đây là đường rộng 2 làn xe chạy. May nhà tôi chỉ bị phần mềm còn người kia bị văng ra xa và tử vong. Nhà tôi có xuống hỗ trợ 13 triệu đồng rồi. Vậy theo pháp luật nhà tôi bị xử phạt hành chính hay có bị dân sự gì không ạ? Cám ơn
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn dừng xe trên đường bị người điều khiển xe máy tông vào khiến người đó chết. Những vấn đề pháp lý liên quan đến vợ bạn như sau:
Thứ nhất, vợ bạn có chịu trách nhiệm hành chính hay không:
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn xi nhan đèn xe máy, tấp vào lề ngược chiều lưu thông, đường rộng 2 làn xe chạy, dừng xe đang chuẩn bị dắt xe lên lề. Việc dừng xe của vợ bạn cần tuân thủ theo các quy định tại Điều 18, Điều 19
Nếu vợ bạn vi phạm những quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo
Thứ hai, vợ bạn có chịu trách nhiệm dân sự hay không:
Khi tai nạn giao thông xảy ra và có thiệt hại về tính mạng, công an sẽ xác định lỗi của các bên trong tai nạn để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, cần dựa vào biên bản của công an, kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Việc bồi thường thiệt hại được xác định dựa theo những căn cứ pháp luật sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp của bạn, tai nạn xảy ra khiến người đi xe máy say rượu chết tức đã có thiệt hại về tính mạng xảy ra vì vậy sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, dựa vào kết luận điều tra, nếu bạn có lỗi thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia đối với phần thiệt hại do lỗi của mình. Đối với những thiệt hại thuộc về lỗi của bên kia thì bạn không phải chịu trách nhiệm.
Theo quy định pháp luật, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa vào các yếu tố sau:
+ Xác định thiệt hại về tính mạng: chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người cấp dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại, bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân người thiệt hại; ..
+ Xác định thiệt hại về tài sản: tài sản bị hư hỏng, mất; lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản, …
Vì vậy, nếu cơ quan chức năng xác định vợ bạn có lỗi trong vụ tai nạn, vợ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trong phần lỗi của mình. Nếu vợ bạn không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ ba, vợ bạn có chịu trách nhiệm hình sự hay không:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì người nào tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, trong vụ tai nạn trên, nếu vợ bạn có lỗi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thì có thể sẽ phải chịu thêm trách nhiệm hình sự vì đã gây thiệt hại cho người khác (01 người chết).