Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối thường xuyên xảy ra. Khi gây tai nạn, tất nhiên sẽ dẫn đến việc phải bồi thường do hành vi có lỗi gây ra. Vậy nếu đã bồi thường thì có phải đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Gây tai nạn giao thông đã bồi thường có phải đi tù không?
Theo quy định khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định liên quan đến quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự sau khi bồi thường thiệt hại nêu rõ:
Đối với người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc thực hiện phạm tội phạm ít nghiêm trọng mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác mà đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì vẫn có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo đó, căn cứ tại Điều 11 Bộ luật Hình sự hướng dẫn về lỗi vô ý phạm tội là khi:
– Người thực hiện phạm tội tuy đã thấy trước hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Người thực hiện phạm tội đã không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù người đó phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Đối với tội vi phạm về quy định khi tham gia giao thông đường bộ, thì người phạm tội đã được xác định là thực hiện hành vi với lỗi vô ý bởi khi họ tham gia giao thông thì họ vẫn có thể biết trước hậu quả nhưng thường cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Dựa theo căn cứ Điều 9 và Điều 260 Bộ luật Hình sự, thì việc phân loại tội phạm đối với tội vi phạm quy định về tham giao thông đường bộ được căn cứ để xác định như sau:
– Phạm tội theo quy định tại khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 01 năm tù và được xác định là thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
– Phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù và được xác định là thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
– Đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự thì khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù và 15 năm tù và bị coi là thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, dựa theo những phân tích trên ta có thể kết luận, người gây tai nạn giao thông mà đã thực hiện trách nhiệm bồi thường thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
-Thứ nhất: Phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự.
-Thứ hai: Phải được người bị hại hoặc người đại diện của người đó tự nguyện hòa giải và đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự hiện hành.
2. Gây tai nạn giao thông bị xử lý hình sự thế nào?
Đối với trường hợp lái xe mà gây tại nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:
– Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm:
Người nào có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác:
– Gây tai nạn giao thông làm người khác chết .
-Gây tai nạn giao thông mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ 61% trở lên.
– Người nào gây tai nạn giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
– Người nào gây tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
Phạt tù từ 03 – 10 năm: Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe theo quy định.
– Người tham gia giao thông đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
– Khi gây tai nạn giao thông mà bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
– Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
– Người tham gia giao thông làm chết 02 người.
– Người tham gia giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% – 200%.
– Người tham gia giao thông gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.
Phạt tù từ 07 – 15 năm: Nếu trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người tham gia giao thông làm chết 03 người trở lên.
– Người nào gây tai nạn giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Gây tai nạn giao thông mà thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm: Vi phạm quy định về tham gia giao thông mà có khả năng thực tế dẫn đến một trong các hậu quả sau nếu không được ngăn chặn kịp thời:
– Người tham gia giao thông àm chết 03 người trở lên.
– Người tham gia giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Người tham gia giao thông gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
3. Có được rời hiện trường khi gây tai nạn giao thông không?
Dựa theo căn cứ theo khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Giao thông đường bộ 2019 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế có nhiều trường hợp nếu người gây tai nạn ở lại hiện trường thì có thể bị người thân của nạn nhân hoặc của người tham gia giao thông khác hiểu nhầm là đã gây ra tai nạn giao thông cho người thân họ dẫn đến có hành vi hành hung, tấn công, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe. Do đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ có quy định rõ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
Người đang điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm sau đây:
– Dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng cấp cứu người đang bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Tại lại nơi xảy ra vụ tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương và phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng ngay sau đó phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
– Cung cấp những thông tin xác thực liên quan về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây thì người gây ra tai nạn giao thông được cho phép rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất:
– Người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu;
– Phải đưa người đang bị nạn đi cấp cứu nên bắt buộc phải rời hiện trường;
– Vì lý do bị người khác đe dọa đến tính mạng.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu vì lý do bị đe dọa đến tính mạng thì vẫn có thể rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật giao thông dường bộ 2019;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung