Gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào? Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi cướp giật tài sản khi vội vã phóng xe đi và không làm chủ tốc độ nên A đã gây tai nạn làm B bị thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể 70% hành vi này của A có phạm tội gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
– Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông:
"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọngcho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
…"
Khoản 4 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:
>>> Luật sư tư vấn gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào: 1900.6568
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
– Làm chết một người;
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Đối với hành vi cướp giật tài sản, khi người này đã lấy được tài sản thì tội phạm đã hoàn thành, sau đó người này bỏ chạy và gây tai nạn cho người khác với tỷ lệ thương tật là 70% thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định trên.
Tuy nhiên để xác định có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này hay không và theo khoản nào thì cần xem xét rõ hành vi của người A, việc điều khiển phương tiện giao thông có vi phạm quy định của pháp luật giao thông hay không, hành vi vi phạm này có phải là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông hay không? Có lỗi của người B hay không?
Do bạn không cung cấp thông tin đầy đủ nên chưa xác định A có phạm tội hay không? Bạn tham khảo các quy định trên để xác định A có phạm tội không?