Hiện nay, xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu hay không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Vậy quy định về gắn phù hiệu xe nội bộ với xe đưa đón cán bộ nhân viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Gắn phù hiệu xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên:
- 2 2. Xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
- 3 3. Quyết định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô:
- 4 4. Quy định về hợp đồng vận chuyển nếu xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
1. Gắn phù hiệu xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên:
Khi
– Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
– Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
– Đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ còn phải thực hiện đúng các quy định sau:
+ Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình;
+ Không được sử dụng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách;
+ Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định;
+ Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện để ghi chép, theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
+ Tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bắt đầu có hiệu lực và thay thế
Như vậy, từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên sẽ không phải gắn phù hiệu “XE NỘI BỘ” ở trên xe.
2. Xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe, Điều này quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Theo đó, tùy từng trường hợp mà xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên có hay không bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Cụ thể:
2.1. Xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe của chính đơn vị dùng để vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình:
Nếu như xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe của chính đơn vị dùng để vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình thì đây không phải là xe ô tô kinh doanh vận tải (bởi đây là xe nội bộ, không dùng để kinh doanh mà chỉ dùng vào mục đích vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình). Chính vì thế, trong trường hợp này, xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên không bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Việc có lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ do bên phía đơn vị chủ sở hữu xe quyết định.
2.2. Xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
Nếu như đơn vị không có xe để vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình thì họ sẽ phải thuê xe của một công ty kinh doanh vận tải (nếu đơn vị có quy định về đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình) để thực hiện việc đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình. Trong trường hợp này, xe đưa đón cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên chính là xe để kinh doanh vận tải hành khách, vì thế xe bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
3. Quyết định về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô:
– Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia;
– Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông;
– Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
+ Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin sau về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam):
+ Hành trình;
+ Tốc độ vận hành;
+ Thời gian lái xe liên tục.
– Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong:
+ Quản lý nhà nước về hoạt động vận tải;
+ Quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải;
+ Kết nối, chia sẻ với Bộ Công an; Bộ Tài chính nhằm để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
– Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng những biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, những biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc là làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
– Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để thực hiện đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi đã kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
4. Quy định về hợp đồng vận chuyển nếu xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
Nếu xe nội bộ, xe đưa đón cán bộ nhân viên là xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì đơn vị kinh doanh vận tải (bên cho thuê xe) và bên đơn vị thuê xe để đưa đón cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên phải ký kết hợp đồng vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển các cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, đơn vị thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
– Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng, bao gồm: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
– Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
– Thông tin về cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên: Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
– Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
– Thông tin về thực hiện hợp đồng:
+ Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ);
+ Địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách trên hành trình vận chuyển;
+ Cự ly của hành trình vận chuyển (km);
+ Số lượng cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên.
+ Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
+ Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện rõ:
++ Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước;
++ Quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển; cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên; đơn vị người thuê vận tải;
++ Số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên;
++ Cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho đơn vị thuê vận tải; cán bộ nhân viên, học sinh, sinh viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.