Khái quát về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ? Gắn biển số, đút biển dưới gầm xe có bị xử phạt không? Mức xử phạt bao nhiêu?
Dưới góc độ luật học, xử phạt vi phạm hành chính là một chế định quan trọng của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, để điều chỉnh hoạt động xử phạt các hành vi vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng hướng tới mục tiêu phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh chủ yếu bởi
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Khái quát về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Trong mối tương quan với vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật, vi phạm hành chính được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
Luật xử lý vi phạm hành chính đưa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính” như sau: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Định nghĩa này đã đưa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, đó là tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạt vi phạm hành chính.
Nghiên cứu về khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có thể thấy đã từng có một định nghĩa pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP giải thích rằng: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật đều cần phải áp dụng các biện pháp xử phạt, trong đó có xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nước và pháp luật, thì có thể đưa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính như sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm của chủ thể vi phạm.
Từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói trên, có thể rút ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động của người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do luật hành chính quy định.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng, đó là:
– Do đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể được bắt đầu ở những địa điểm bất kỳ không có định nơi mà hành vi vi phạm diễn ra. Nếu vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác thường gắn liền với những địa điểm tĩnh (xây dựng, môi trường, thuế, công nghệ thông tin,…) thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào mà có sự tham gia của người dân vào giao thông đường bộ.
– Cũng chính từ đặc thù nói trên mà mà hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu được được thực hiện trên cơ sở bắt quả tang hành vi vi phạm. Đường bộ là nơi diễn ra hoạt động của con người khi tham gia giao thông. Đó là một không gian công cộng không của riêng ai. Do vậy mà hành vi vi phạm hành chính thường dễ được biểu hiện ra bên ngoài – tức tính dễ bị phát hiện. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu là cấu thành hình thức, nên khi hành vi có biểu hiện của sự vi phạm, đã là căn cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện kỹ thuật trong quá trình thiết lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính.
– Do địa điểm vi phạm hành chính là “di dộng”, “không cố định” gắn với không gian là “đường bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm là điều khó khăn, nhất là trong điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt vi phạm. Ở khía cạnh khác, tính không cố định về địa điểm vi phạm hành chính khiến cho công tác giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn. Chính tại đây có thể phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.
2. Gắn biển số, đút biển dưới gầm xe có bị xử phạt không? Mức xử phạt bao nhiêu?
Hành vi được mô tả liên quan đến việc gắn biển số, đút biển dưới gầm xe được quy định trong Nghị định 100 không được cụ thể, các hành vi này đã được quy định một cách chính xác hơn về ngôn ngữ, nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu. Hành vi này đối với người điều khiển từng phương tiện giao thông sẽ có các mức xử phạt khác nhau, cụ thể:
Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
Đối với người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
Bên cạnh các hành vi này, người điều khiển phương tiện giao thông còn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Nhìn chung, mức xử phạt đối với ô tô cao hơn rất nhiều lần so với các phương tiện khác, điều này khá thống nhất trong toàn bộ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời của Nghị định 100/2019 đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong các văn bản xử phạt trước đây, các hình thức xử phạt, mức xử phạt được nâng cao, trong đó có hành vi liên quan đến biển số xe. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để điều chỉnh hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông, là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách công tâm, hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu của biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.