Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi các năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Tuy nhiên, vấn đề mua bán hàng hoá trên thị trường luôn xảy ra tình trạng ép giá. Vậy ép giá là gì? Hành vi ép giá sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ép giá là gì?
Ép giá chính là buộc bên mua hoặc bên bán phải chấp nhận cái giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường của từng loại hàng hóa đem bán. Đây là hiện tượng không bình thường trong mua bán, lợi dụng những yếu tố tâm lý trong tiêu dùng, lợi dụng các biến động bất thường của thị trường và sự mất cân bằng trong quan hệ cung cầu, lợi dụng về thế độc quyền trong hoạt động buôn bán, lợi dụng về sự thiếu phương tiện để kiểm tra chính xác dụng cụ đo lường và các phẩm chất hàng hóa mà bên mua hoặc là bên bán buộc nhau phải thừa nhận ở một mức giá không tương ứng với lại chủng loại và chất lượng của một thứ hàng hóa nào đó theo các quy luật cung cầu trong thời gian và địa điểm nhất định.
Như vậy, về bản chất thì ép giá chính là buộc bên mua hoặc bên bán phải chấp nhận cái giá cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trường của các loại hàng hoá đem bán. Giá trị thị trường chính là mức giá ước tính của các tài sản tại thời điểm, tại địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là những người mua sẵn sàng mua và một bên là những người bán sẵn sàng bán, trong đó một giao dịch hoàn toàn khách quan, độc lập, có đủ thông tin, những bên tham gia hoạt động một cách có hiểu biết, thận trọng và hoàn toàn không bị ép buộc.
Ví dụ:
Giá của sầu riêng trên thị trường bán rơi vào tầm khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng trên một cân, nhưng những người trồng ra chỉ bán được phân nửa giá đó. Các thương nhân đăng thông tin cần mua sầu riêng với giá cao, nhưng trên thực tế khi những người nông dân trồng sầu riêng liên hệ thì thương nhân nào cũng ra yêu cầu này nọ, tìm đủ mọi loại lý do để chê sầu riêng như: số lượng ít, địa điểm xa… nên họ chỉ mua với giá là 50.000 đồng đến 60.000 đồng trên một cân. Vậy nên dẫn đến tình trạng người trồng sầu riêng thua lỗ, nhiều người gần như là trắng tay vì trừ đi các chi phí chăm sóc, công của người lao động,….cũng hết, dường như là họ không lợi nhuận hoặc là lợi nhuận rất ít.
Đối với doanh nghiệp thì ép giá sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp thực hiện sáp nhập sản xuất cả nguyên liệu và các hàng hóa cuối cùng, trong khi những doanh nghiệp không sáp nhập chỉ sản xuất các hàng hóa cuối cùng và sẽ phải dựa vào nguồn cung về các nguyên liệu từ những doanh nghiệp sáp nhập. Trong những trường hợp như vậy, thì các doanh nghiệp sáp nhập sẽ thỏa thuận với nhau là bán hàng cho những doanh nghiệp không sáp nhập với một mức giá cao hơn và sẽ bán hàng hóa cuối cùng với mức giá thấp hơn, làm cho những doanh nghiệp này chỉ thu được các mức lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ. Nếu như doanh nghiệp sáp nhập sản xuất cả các nguyên liệu và các hàng hóa cuối cùng, còn những doanh nghiệp không sáp nhập chỉ sản xuất những nguyên liệu và phụ thuộc vào các doanh nghiệp sáp nhập về thị trường tiêu thụ, thì những doanh nghiệp sáp nhập chỉ có thể buộc các doanh nghiệp không sáp nhập bán các nguyên liệu cho mình với giá thấp hơn so với giá mua của các doanh nghiệp sáp nhập. Thủ đoạn này cũng đã làm cho các doanh nghiệp không sáp nhập chỉ thu về được mức lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ.
2. Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?
Hành vi ép giá có thể được coi là một hành vi tăng hoặc giảm giá các hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Theo đó, căn cứ vào quy định tại Điều 13 của
Người nào có hành vi dưới đây thì sẽ bị phạt tiền dựa vào tổng giá trị mà hàng hóa, dịch vụ bán tăng:
– Hành vi tăng giá bán các hàng hóa, dịch vụ cao hơn so với mức giá đã kê khai hoặc là đã thực hiện đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật;
– Hành vi tăng giá theo giá ghi ở trong Biểu mẫu đăng ký hoặc các văn bản kê khai giá với những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu phải giải trình về mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có các văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng với mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
Cụ thể những hành vi ép giá vi phạm quy định của pháp luật trong mua bán hàng hóa sẽ bị phạt tiền như sau:
– Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu các hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá mà có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng;
– Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu các hàng hóa, dịch vụ bán tăng mà có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu các hàng hóa, dịch vụ bán tăng có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
– Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu các hàng hóa, dịch vụ bán tăng có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
– Bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu các hàng hóa, dịch vụ bán tăng mà có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng;
– Bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng với hành vi tăng hoặc giảm giá các hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi mà kiểm tra yếu tố hình thành giá theo các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc người đã có hành vi vi phạm (ép giá) phải nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền đã thu lợi được do vi phạm hành chính đối với hành vi này (hành vi ép giá).
3. Xử lý hành vi ép buộc người khác phải mua hàng khi ép giá:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Tại Điều 60 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt về hành vi ép buộc người tiêu dùng, cụ thể như sau:
– Hình phạt chính: phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi ép buộc người tiêu dùng sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, đến nhân phẩm, tài sản của những người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;
+ Lợi dụng về hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc là lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch;
– Hình thức xử phạt bổ sung khi có hành vi ép buộc người tiêu dùng: tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc người này nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp mà có được do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
Như vậy, hành vi xâm hại đến sức khỏe của những người khác để ép buộc thực hiện các giao dịch sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và sẽ buộc phải nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người có hành vi ép buộc người khác mua hàng khi ép giá còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người có hành vi này đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 của
– Người có hành vi ép buộc người khác mua hàng khi ép giá cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị ép buộc mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc trường hợp dưới 11% nhưng có sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc đối với người dưới 16 tuổi, người có thai, người già yếu, không có khả năng tự vệ; có tính chất côn đồ, … thì người này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc có thể bị phạt tù với số năm tù cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân;
– Ngoài ra, người có hành vi ép buộc người khác mua hàng khi ép giá cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (người bị ép giá) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người bị từ 31% đến 60% thì người có hành vi ép buộc người khác mua hàng khi ép giá sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
– Hoặc người có hành vi ép buộc người khác mua hàng khi ép giá làm chết người: làm chết một người thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm, làm chết hai người trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc cao nhất là tù chung thân.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
–
–