A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, chúng ra cửa hàng đồ chơi trẻ em mua khẩu súng nhựa. A và B gặp C và D, dọa và chiếm đoạt tài sản của C và D. Định tội danh A và B?
Tóm tắt câu hỏi:
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.
Hỏi: E có phạm tội không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong tình huống trên có thể thấy được rằng cần chia ra hai trường hợp để có thể xác định hành vi của E có phải chịu TNHS hay không? (giả sử cả E thỏa mãn về độ tuổi và đầy đủ về năng lực trách nhiệm hình sự)
Trường hợp 1: E không biết chiếc xe của A, B bán cho là A, B cướp tài sản mà có.
Trong trường hợp E không biết chiếc xe máy của A, B bán cho là do A, B cướp tài sản mà có thì E không phải chịu TNHS. Bởi E mua xe của A, B chỉ xuất phát vì A, B là người quen, E nghĩ chiếc xe máy đó là của A hoặc B chứ không phải là tài sản chiếm đoạt do vi phạm pháp luật mà có.
Trường hợp 2: E biết hành vi cướp của A, B và chiếc xe đó là tài sản do phạm tội cướp tài sản mà có.
Trong trường hợp trên thì B sẽ phải chịu TNHS về hành vi của mình theo Điều 250 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Có thể thấy, giữa E và A, B không hề có sự thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc A, B cướp giật chiếc xe máy của C, D và đem đến bán cho E. Tuy nhiên, E biết rõ chiếc xe máy là tài sản do A, B phạm tội mà có. Hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của E thể hiện bằng hành vi mua chiếc xe đó từ A, B với giá 8.000.000 đồng. Như vậy, xét về mặt chủ quan thì lỗi của E là lỗi cố ý, E biết chiếc xe máy là do A, B phạm tội mà có những vẫn đồng ý mua. Vì vậy B phải chịu TNHS về tội “Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
-
Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có có bị xử lý hình sự không?
-
Dấu hiệu pháp lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
-
Phân tích hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.