Đương sự đánh nhau khi đang đối chất. Trong quá trình đối chất hai người xông vào đánh nhau thì phải làm gì?
Đương sự đánh nhau khi đang đối chất. Trong quá trình đối chất hai người xông vào đánh nhau thì phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi câu này: Trong quá trình đối chất hai người xông vào đánh nhau thì phải làm gì? Em cảm ơn rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2. Nội dung tư vấn:
Vì bạn không nói rõ đối chất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự hay vụ án hình sự nên theo quy định tại Điều 100 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:
Điều 100. Đối chất
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
Điều 138. Đối chất
1. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4. Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Như vậy theo cả hai quy định trên thì đối chất được hiểu là biện pháp điều tra theo tố tụng thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Đối chất là biện pháp điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người tham gia tố tụng .
Như vậy nếu như trong quá trình đối chất hai bên xông vào đánh nhau ảnh hưởng đến quá trình đối chất thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ trực tiếp yêu cầu họ dừng ngay hành vi vi phạm của mình lại và tiếp tục đối chất lấy lời khai của nhau theo đúng quy định của pháp luật.