Đương sự chết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự thì giải quyết thế nào? Các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Khái quát về đương sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự
Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi 2011 quy định:
“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (người có quyền lợi, nghĩa vụ lien quan không có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập)”.
Đương sự là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch. Tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự đã đưa ra khái niệm năng lực pháp luật Tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân Việt Nam. Đương sự trong vụ án dân sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong vụ án dân sự. Sự liên quan về quyền, lợi ích của đương sự đối với quá trình giải quyết vụ án dân sự có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ tố tụng và có thể tham gia tố tụng độc lập hoặc thông qua người đại diện trong tố tụng dân sự. Những quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà pháp luật quy định là cơ sở để các đương sự có điều kiện thuận lợi như nhau khi tham gia vào quan hệ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về mặt nội dung.
Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh thay đổi chấm dứt quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khác với chủ thể khác chỉ có đương sự mới có quyền tự định đoạt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tố tụng. các chủ thể tố tụng khác có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
Thủ tục tố tụng dân sự được
Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi 2011 đã quy định tương đối cụ thể các căn cứ mà Tòa án đang giải quyết vụ án dân sự phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì:
“Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc vào việc có hay không có yêu cầu của đương sự khi xuấn hiện một trong các căn cứ tại Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự“.
Như vậy, chỉ cần đáp ứng điều kiện có căn cứ do pháp luật quy định là Tòa sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi 2011, nếu trong quá trình giải quyết vụ án đương sự chết mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa (người thừa kế) quyền và nghĩa vụ của đương sự thì vụ án tạm thời đình chỉ. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ nếu đương sự chết trước khi bắt đầu xét xử thì thẩm phán có quyền ra quyết định tạm đình chỉ, nếu đương sự chết trong quá trình xét xử thẩm quyền ra quyết định thuộc về Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự. Về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định :
“Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó”.
Căn cứ trên đã được áp dụng khi đương sự là cá nhân và là một trong các đương sự đang tham gia vào việc giải quyết vụ án đã chết. Thực tiễn cho thấy, trong một số vụ án dân sự Tòa án đang tiến hành giải quyết vụ án thì xảy ra sự kiện đương sự là cá nhân chết nhưng lại chưa có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ của họ. Việc đương sự chết mà chưa có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ sẽ có hậu quả là làm gián đoạn việc giải quyết vụ án đang được tiến hành tại Tòa án. Với căn cứ này có thể hiểu vì chưa xác định ngay được người thừa kế, người thừa kế chưa sẵn sang tham gia tố tụng nên Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể này.
Trong trường hợp này trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm nếu như đương sự chết và chưa có người khác thừa kế thì vụ án được tạm thời đình chỉ. Như vậy, sẽ có hai trường hợp xảy ra, đó là tìm được đương sự thay thế và không tìm được đương sự thay thế.
Trường hợp thứ nhất: Tìm được người thừa kế quyền và nghĩa cụ của đương sự, căn cứ tạm đình chỉ vụ án không còn tồn tại vụ việc sẽ tiếp tục được xét xử theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi 2011.Tuy nhiên cần lưu ý theo căn cứ được quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“Đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền và nghĩa vụ tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”.
Như vậy, chỉ trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết là quyền và nghĩa vụ về tài sản thì người thừa kế sẽ tham gia tố tụng còn đối với các quan hệ về nhân thân thì không có sự kế thừa về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Đây là một điểm rất căn bản cần phải lưu ý để xác định là Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Khi xảy ra sự kiện này Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là hợp lí. Bởi nếu chủ thể tham gia tố tụng không còn thì việc giải quyết vụ án không thể tiếp tục được, nếu Tòa án cứ tiến hành xét xử vắng mặt họ sẽ không đảm bảo được quyền tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự.
Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đó được quy định như sau:
Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng.
>>> Luật sư
Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng.
Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng. trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
Trường hợp thứ hai: không tìm được người thừa kế của đương sự, khi đó sẽ coi như là đương sự không có người thừa kế, quyền và nghĩa vụ không được thừa kế vụ việc sẽ được giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Hậu quả pháp lý Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, căn cứ theo khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1,2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự.