Để có thể cắt giảm một số chi phí trong dịch vụ cuối năm, nhiều công ty hiện nay đã tìm cách bắt buộc một bộ phận người lao động nghỉ việc nhằm mục đích né thưởng tết. Hành vi đuổi việc nhân viên trước tết để né thưởng có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đuổi việc nhân viên trước Tết để né thưởng có bị xử phạt không?
Trên thực tế, vấn đề đuổi việc nhân viên trước tết để né thưởng là một trong những vấn đề diễn ra vô cùng phổ biến. Nhiều người sử dụng lao động đã đuổi việc nhân viên trước tết để hạn chế một số tiền thưởng nhất định. Tuy nhiên, đây được xác định là hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu như người lao động vẫn hoàn thành tốt nghĩa vụ được giao trong công việc mà người sử dụng lao động lại cố tình chấm dứt
– Người lao động có hành vi thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với hợp đồng lao động đã được ký kết trước đó;
– Người lao động bị ốm, người lao động bị tai nạn đã điều trị tuy nhiên khả năng lao động vẫn chưa được phục hồi;
– Do thiên tai, hoạn, do dịch bệnh nguy hiểm, hoặc di dời cần phải tiến hành hoạt động thu hẹp sản xuất kinh doanh theo yêu cầu mà người sử dụng lao động đã tìm ra mọi biện pháp khắc phục tuy nhiên vẫn cần phải tiến hành hoạt động giảm chỗ làm và trả người lao động;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm được trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đã hết;
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động có quy định khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc liên tục tuy nhiên không có lý do chính đáng và không có sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Người lao động cung cấp thông tin không trung thực và không đúng khách quan, những thông tin không đúng sự thật và không đảm bảo tính vô tư trong quá trình giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển dụng của người sử dụng lao động.
Theo đó thì có thể nói, nếu Như không thuộc một trong các lý do theo như phân tích nêu trên mà người sử dụng lao động có hành vi tự ý đuổi việc người lao động thì người sử dụng lao động đó sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật. Nếu như rơi vào trường hợp bị đuổi việc để né thưởng thì người lao động cần phải thực hiện nhiều biện pháp để đòi lại quyền lợi của mình. Trên thực tế, những ngày lễ tết đang đến gần, nhiều doanh nghiệp đã có hành vi tự tiện đổi việc người lao động không đúng quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên. Việc này có thể gây ra rất nhiều rồi do cho doanh nghiệp về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó thì doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện các hoạt động như sau:
– Doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ nhận lại người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã được các bên ký kết ban đầu;
– Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm y tế phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Doanh nghiệp sẽ phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã được các bên ký kết ban đầu.
Bên cạnh đó, sau khi được nhận lại làm việc, người lao động sẽ phải hoàn trả cho doanh nghiệp các khoản tiền trợ cấp, trong đó có trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm nếu như đã nhận của doanh nghiệp trước đó. Nếu không còn vị trí và công việc phù hợp với hợp đồng đã được giao kết bắt đầu mà người lao động vẫn muốn làm việc trong doanh nghiệp đó thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ cần phải tiến đến sửa đổi và bổ sung hợp đồng lao động sao cho phù hợp với công việc hiện tại. Nếu vi phạm các quy định về thời hạn báo trước thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Nếu trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài các khoản tiền theo như phân tích nêu trên, người sử dụng lao động cũng sẽ còn phải trả thêm khoản trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động. Nếu Như trong trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận người lao động vào làm việc và người lao động đồng ý với quan điểm này của người sử dụng lao động, thì ngoài các khoản tiền theo như phân tích nêu trên, doanh nghiệp sẽ còn phải trả thêm chợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, người lao động và người sử dụng lao động sẽ hòa thuận với nhau để trả các khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động tuy nhiên ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương phù hợp với hợp đồng lao động để có thể chấm dứt hợp đồng lao động đó.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, trong trường hợp người sử dụng lao động đuổi việc người lao động bằng hình thức sa thải nhằm mục đích không trả thưởng tết là một trong những hành vi trái quy định của pháp luật. Hành vi đuổi việc nhân viên trước tết để né thưởng sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Mức xử phạt hành vi đuổi việc nhân viên trước Tết để né thưởng:
3. Hướng xử lý khi bị người sử dụng lao động đuổi việc trước Tết trái pháp luật:
Khi bị người sử dụng lao động với việc trước tết để né tưởng trái quy định của pháp luật thì người lao động cần phải thực hiện một trong những cách thức sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình:
Cách 1: Kiểu lại để cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người lao động có thể khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động. Nếu như người sử dụng lao động không giải quyết hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với cách thức mà người lao động đưa ra thì người lao động trong trường hợp đó có thể khiếu nại lần hai vật khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Nếu như người lao động khiếu nại lần hai thì sẽ gửi đơn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền đó là chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 07 ngày làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thụ lý đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp này sẽ kéo dài không quá 45 ngày và không quá 60 ngày đối với vụ việc có tính chất phức tạp được tính kể từ ngày thụ lý.
Cách 2: Khởi kiện trực tiếp tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật và nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì có thể trực tiếp kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự mà không cần phải trải qua thủ tục hòa giải. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này sẽ được xác định là tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Vì vậy, nếu như người lao động muốn khởi kiện thì sẽ đến đây để có thể nộp đơn khởi kiện và thực hiện tất cả các thủ tục có liên quan. Thậm chí, nếu như các doanh nghiệp của anh ghi nhận tâm sao thằng nhân viên trái quy định của pháp luật ngay trước tết để có thể né thưởng tết, thì doanh nghiệp đó con sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật, thậm chí doanh ngiệp đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng căn cứ theo quy định tại Điều 162 của Bộ luật hình sự năm 2015 với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
–
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.