Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi được tặng cho nhà đất hoặc được hưởng thừa kế. Vậy câu hỏi đặt ra: Liệu rằng người dưới 18 tuổi có được nhận tặng cho và đứng tên sổ đỏ hay không?
Mục lục bài viết
1. Dưới 18 tuổi có được nhận tặng cho, đứng tên sổ đỏ không?
1.1. Điều kiện tham gia giao dịch dân sự của người dưới 18 tuổi:
Hiện nay để được tham gia vào các giao dịch dân sự thì người dưới 18 tuổi cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành thì người chưa thành niên được xác định là người dưới 18 tuổi. Theo đó, người dưới 18 tuổi là những chủ thể do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức còn có đôi phần hạn chế, trình độ học vấn của người dưới 18 tuổi cũng chưa hoàn thiện và vốn kinh nghiệm cũng chưa được sâu rộng, hiểu biết xã hội của các chủ thể này còn ít và sự thông hiểu các quy định của pháp luật còn hạn chế, cho nên việc tham gia vào các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi đã được cụ thể hóa tại Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay. Theo đó thì có thể thấy, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về một số điều kiện tham gia giao dịch dân sự của các chủ thể là người dưới 18 tuổi, có thể kể đến một số điều kiện như sau:
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi sẽ do những chủ thể được xác định là người đại diện theo pháp luật của người dưới 6 tuổi đó xác lập và thực hiện;
– Đối với những chủ thể được xác định là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thì phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật, tức là sẽ được thực hiện khi người đại diện theo pháp luật của những chủ thể này đồng ý và cho phép, loại trừ những giao dịch dân sự với mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi của các chủ thể trên;
– Đối với những người được xác định là từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hoạt động sản phải đăng ký quyền sở hữu và các giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của các chủ thể trên.
Như vậy thì có thể thấy, tùy vào từng mức độ và độ tuổi cụ thể, tùy vào từng loại giao dịch khác nhau mà các giao dịch dân sự do người chưa thành niên tự xác lập có thể sẽ có hiệu lực hoặc bị vô hiệu. Căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với những chủ thể thuộc độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 có thể tự xác lập các giao dịch dân sự nhưng sẽ loại trừ những giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản.
1.2. Dưới 18 tuổi có được nhận tặng cho, đứng tên sổ đỏ không?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu rằng người dưới 18 tuổi có được nhận tặng cho và đứng tên trong sổ đỏ hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật xoay quanh lĩnh vực dân sự và đất đai. Nhìn chung thì có thể thấy, người dưới 18 tuổi hoàn toàn có quyền nhận tặng cho và đứng tên trong sổ đỏ, căn cứ như sau:
Thứ nhất, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay có quy định về việc con cái hoàn toàn có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con cái bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau và có thể được hình thành thông qua nhiều mối quan hệ khác nhau, có thể là tài sản được thừa kế riêng, tài sản được tặng cho riêng, tài sản phát sinh do thu nhập từ lao động của người con, từ hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của người con … bao gồm cả những thu nhập hợp pháp khác. Như vậy thì có thể thấy, con cái hoàn toàn có tài sản riêng và có quyền định đoạt đối với loại tài sản này nếu như đủ điều kiện luật định.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 97 của
– Các tổ chức trong nước bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, các đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và một số tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân trong nước cũng là một trong những đối tượng được xác định là người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, người sử dụng đất hiện nay được pháp luật xác định bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả cá nhân trong nước. Đồng thời thì pháp luật đất đai cũng không quy định cụ thể độ tuổi của cá nhân được quyền sở hữu và đứng tên các bất động sản, vì thế cho nên sẽ không loại trừ trường hợp người dưới 18 tuổi có quyền đứng tên trong bất động sản, và việc người dưới 18 tuổi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, chỉ cần người dưới 18 tuổi đó có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất là sẽ được cấp và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, pháp luật không quy định điều kiện về độ tuổi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ba chỉ hạn chế người dưới 18 tuổi không được phép tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản. Căn cứ theo quy định tại
Thứ tư, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận về việc mọi cá nhân đều có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều này có nghĩa rằng các chủ thể bình đẳng về mặt pháp luật từ khi con người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó qua đời, vì vậy cho nên người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được nhận tặng cho và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Pháp luật hiện nay xuất phát từ sự bình đẳng và minh bạch trong xã hội, không phân biệt cá nhân là người chưa thành niên và người đã thành niên được quyền đứng tên trên sổ đỏ, mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên về nguyên tắc, thì việc đứng tên trên sổ đỏ là không có sự hạn chế về độ tuổi.
2. Quy định về người đại diện theo pháp luật của con dưới 18 tuổi:
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, người chưa đủ 18 tuổi không tự mình xác lập giao dịch và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản mà cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Nhìn chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 136 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân, cụ thể như sau:
– Cha mẹ đối với các con chưa thành niên;
– Người giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định của pháp luật, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi sẽ được xác định là người đại diện theo pháp luật nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án chỉ định;
– Các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo pháp luật;
– Các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ định đối với những trường hợp bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy thì có thể thấy, đối với những chủ thể là con chưa thành niên thì cha mẹ của họ sẽ được xác định là người đại diện theo pháp luật. Vì thế trong trường hợp, bố mẹ muốn tặng cho tài sản là bất động sản, bất động sản này là tài sản chung của cả hai bố mẹ thì việc tặng cho quyền sử dụng đất sẽ không thể thực hiện được vì theo quy định của pháp luật, bố mẹ không thể trực tiếp làm người đại diện cho con để xác lập các giao dịch dân sự đối với tài sản của chính mình. Vì thế nếu trường hợp bố mẹ muốn tặng cho tài sản chung của bố mẹ cho con cái, thì cần phải thực hiện thủ tục chuyển tài sản chung thành tài sản riêng, sau đó một bên vợ chồng sẽ đứng ra tặng cho người con, bên còn lại sẽ nhận tài sản và được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tư cách là người đại diện của con dưới 18 tuổi. Và đến khi những người con đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật thì họ sẽ có toàn quyền sử dụng các bất động sản đó.
3. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất đối với người dưới 18 tuổi:
Nhìn chung thì thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất đối với người dưới 18 tuổi sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho có công chứng. Pháp luật về đất đai có quy định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ công chứng bao gồm những giấy tờ cơ bản như: Phiếu yêu cầu công chứng, hợp đồng tặng cho do các bên soạn thảo, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền, giấy tờ tùy thân của bên tặng cho và việc nhận tặng cho, kèm theo đó là giấy khai sinh của người dưới 18 tuổi.
Bước 2: Nộp hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất đến Trung tâm hành chính công. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, các chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện quá trình xem xét và xét duyệt. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính sẽ được trả lại cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. và sau đó người sử dụng đất sẽ đến nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo phiếu hẹn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư 23/2014 quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thông tư 24/2014 về hồ sơ địa chính;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định thi hành Luật Đất đai.