Theo quy định hiện nay của pháp luật về xuất nhập cảnh thì cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh được phép mang tiền mặt. Tuy nhiên số tiền được giới hạn và cá nhân không cần làm thủ tục khai báo hải quan. Trường hợp tiền mang theo vượt mức quy định thì phải có trách nhiệm khai báo hải quan. Vậy cá nhân được mang theo tối đa bao nhiêu tiền khi xuất cảnh?
Mục lục bài viết
1. Được mang theo tối đa bao nhiêu tiền khi xuất cảnh?
Căn cứ Điều 2 Thông tư số
– Trường hợp cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Việt Nam bằng hộ chiếu nếu có mang theo tiền mặt là ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam sẽ phải thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu, cụ thể gồm:
+ Đối với ngoại tệ: 5.000 USD (Năm nghìn đô la Mỹ); hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
+ Đối với Việt Nam đồng: 15.000.000 VND
– Trường hợp nếu cá nhân nhập cảnh và mang ngoại tệ tiền mặt hoặc thấp hơn số tiền là 5.000 USD hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương, đồng thời có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối thì vẫn phải có trách nhiệm khai báo hải quan cửa khẩu.
– Lưu ý: với đối tượng là cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác không cần phải khai báo khải quan cửa khẩu.
Theo quy định trên, hiện không có quy định cá nhân xuất nhập cảnh được mang theo tối đa tiền mặt là bao nhiêu, pháp luật chỉ quy định mức tiền ngoại tệ hoặc tiền mặt Việt Nam đồng mà cá nhân mang theo phải có trách nhiệm khai báo Hải quan cửa khẩu như trên.
2. Hồ sơ, thủ tục khai báo hải quan khi mang tiền tệ xuất cảnh:
Trường hợp 1: cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất thì phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan, cụ thể hồ sơ khai báo bao gồm:
– Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài bao gồm:
+ Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt.
+ Ngoài đối tượng có thẩm quyền như trên, căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài.
– Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Trường hợp 2: cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt quá mức quy định, tuy nhiên không mang vượt quá số lượng đã mang vào thì phải có trách nhiệm xuất trình cho hải quan cửa khẩu:
– Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất (tờ khai này chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh).
Lưu ý: sẽ không cần có giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.
3. Mang tiền mặt về nước khai báo hải quan như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 120/2015/TT-BTC quy định về việc khai báo trên tờ khai hải quan khi mang tiền mặt về nước như sau:
Đối tượng người nhập cảnh nếu mang theo ngoại tệ có trị giá trên 5.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương hoặc mang trên 15 triệu Việt Nam đồng. Theo đó mẫu tờ khai hải quan được quy định như sau:
HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Cục Hải quan:
HQ/2015/NK
Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai: |
|
| Số tham chiếu: |
|
| Số tờ khai: |
|
Công chức đăng ký tờ khai | ||||||
|
|
| Ngày, giờ gửi: |
|
| Ngày, giờ đăng ký: |
| |||||||
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: |
|
|
|
|
| Số lượng phụ lục tờ khai: | ||||||||
1. Người xuất khẩu: | 5. Loại hình: |
| ||||||||||||
6. Hóa đơn thương mại: | 7. Giấy phép số: |
| 8. Hợp đồng: |
| ||||||||||
2. Người nhập khẩu: | Ngày |
| Ngày |
| ||||||||||
Ngày hết hạn |
| Ngày hết hạn |
| |||||||||||
MST |
| 9. Vận đơn (số/ngày): | 10. Cảng xếp hàng: | 11 Cảng dỡ hàng: | ||||||||||
3. Người uỷ thác/người được ủy quyền: | ||||||||||||||
MST |
| 12. Phương tiện vận tải: |
|
|
| 13. Nước xuất khẩu: | ||||||||
4.Đại lý Hải quan: | Tên, số hiệu: |
|
|
| Ngày đến | |||||||||
14. Điều kiện giao hàng: | 15. Phương thức thanh toán: | |||||||||||||
MST |
| 16. Đồng tiền thanh toán: | 17. Tỷ giá tính thuế: | |||||||||||
Số | 18. Mô tả hàng hóa | 19.Mã số hàng hóa | 20. Xuất xứ | 21. Chế | 22. Lượng hàng | 23. Đơn | 24. Đơn giá | 25. Trị giá | ||||||
TT | độ ưu đãi | vị tính |
| nguyên tệ | nguyên tệ | |||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
Loại thuế | Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế | Thuế suất (%)/ Mức thuế | Tiền thuế | |||||||||||
26. Thuế nhập khẩu |
|
|
| |||||||||||
27. Thuế TTĐB |
|
|
| |||||||||||
28. Thuế BVMT |
|
|
| |||||||||||
29. Thuế GTGT |
|
|
| |||||||||||
30. Tổng số tiền thuế (ô 26+27+ 28+29): | ||||||||||||||
Bằng chữ: | ||||||||||||||
31. Lượng hàng, số hiệu container | ||||||||||||||
Số TT | a. Số hiệu container | b. Số lượng kiện trong container | c. Trọng lượng hàng trong container | |||||||||||
1 |
|
|
Cộng: | |||||||||||
2 | ||||||||||||||
32. Chứng từ đi kèm | 33. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên tờ khai Ngày tháng năm (Người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | |||||||||||||
| 34. Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan |
| 36. Xác nhận của hải quan giám sát | 37. Xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu | 38. Xác nhận thông quan | |||||||||
35. Ghi chép khác: |
|
| ||||||||||||
4. Mang tiền mặt quá mức quy định không khai báo hải quan có bị phạt không?
Việc cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mà mang tiền mặt vượt quá mức quy định mà không khai báo hải quan là hành vi vi phạm.
Theo đó, về xử phạt vi phạm hành chính:
– Trường hợp người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo: phạt tiền từ 1 triệu đến 20 triệu đồng.
– Đối tượng nhập cảnh đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo: phạt tiền từ 02 triệu đến 25 triệu đồng.
(Căn cứ Điều 10 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan).
Ngoài ra, tùy vào từng mức độ mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối tượng vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật tiền mặt trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, mức phạt như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm:
+ Phạm tội có tổ chức.
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng.
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số
Thông tư số 52/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 120/2015/tt-btc ngày 14 tháng 8 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh.
Thông tư số 120/2015/TT-BTC quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh.
THAM KHẢO THÊM: