Thực phẩm chức năng là thực phẩm được sản xuất, chế biến bằng nguyên liệu chức năng có lợi cho sức khoẻ nên được nhiều người tin dùng và sử dụng, đặc biệt là những thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nước ngoài. Vậy, được mang bao nhiêu thực phẩm chức năng từ nước ngoài về Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Được mang bao nhiêu thực phẩm chức năng về Việt Nam?
1.1. Thực phẩm chức năng có phải là hàng hoá nhập lậu không?
Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:
– Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn cho phép nhập khẩu;
– Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường mà không có hóa đơn, chứng từ đi kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hoá đơn, chứng từ đó lại không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
– Hàng hóa nhập khẩu không thông qua cửa khẩu quy định, không tuân thủ thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận về số lượng, loại hàng hóa khi thực hiện thủ tục hải quan;
– Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện không đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật;
– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải được dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Như vậy, nếu thực phẩm chức năng thuộc các trường hợp trên thì được xem là hàng nhập lậu.
1.2. Điều kiện để xách tay hàng hoá, thực phẩm chức năng vào Việt Nam là gì?
Dựa vào các quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP nêu trên, không phải tất cả hàng xách tay, thực phẩm chức năng đều là hàng hóa nhập lậu. Thực phẩm chức năng không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo được các điều kiện sau:
– Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng;
– Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép);
– Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định;
– Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
– Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật…
Như vậy, thực phẩm chức năng được xách tay về Việt Nam cần phải thuộc những trường hợp trên thì mới được coi là hợp pháp.
2. Khai báo hải quan đối với thực phẩm chức năng xách tay về Việt Nam như thế nào?
Ngoài ra, về khai báo hải quan với thực phẩm chức năng xách tay căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59
– Người xuất cảnh hoặc nhập cảnh không cần phải khai báo hải quan nếu không mang theo hành lý vượt quá mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế và không có việc gửi hành lý trước hoặc sau chuyến đi.
– Nếu người xuất cảnh hoặc nhập cảnh mang theo hàng hóa vượt quá mức miễn thuế và đi qua khu vực kiểm tra hải quan mà không thực hiện khai báo hải quan, thì hàng hóa đó sẽ bị coi là nhập khẩu hoặc xuất khẩu trái phép và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình khai báo hải quan, người khai báo không được phép kết hợp các mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, ngoại trừ trường hợp hành lý của các cá nhân trong một gia đình đi cùng trong cùng một chuyến đi. Việc khai báo mức miễn thuế phải tính toán cho mỗi lần nhập cảnh riêng lẻ.
Theo đó, người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
– Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
– Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
– 1,5 lít rượu từ 20 độ trở lên, 2,0 lít rượu dưới 20 độ, 3,0 lít đồ uống có cồn, bia;
– Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan tối đa là 10.000.000 đồng Việt Nam;
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không thực phẩm chức năng xách tay về Việt Nam sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng:
3.1. Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng:
Thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trong trường hợp thực hiện thông qua tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 của Điều 25 trong
– 01 bản chính giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật;
– 01 bản chụp hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan cần điền thông tin vào tờ khai giá trị theo mẫu quy định, sau đó gửi thông tin đó đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính nếu khai trên tờ khai hải quan bản giấy. Các trường hợp phải thực hiện việc khai báo trị giá và sử dụng mẫu tờ khai trị giá sẽ tuân thủ theo quy định của Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
– 01 bản chụp vận tải đơn hoặc các tài liệu vận tải khác có giá trị tương đương được nếu hàng hoá được vận chuyển qua đường biển, hàng không, đường sắt, hoặc qua các phương tiện vận tải đa phương thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá trao đổi giữa khu vực nội địa và khu vực phi thuế quan, hoặc hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo trong hành lý cá nhân;
– Đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác, nộp 01 bản chụp hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
3.2. Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng:
Khi hàng về tới cảng thì thực hiện các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng như dưới đây:
– Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội)…
– Khai & truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt;
– Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản;
– Chuyên viên tại trung tâm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra;
– Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt thì nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: