Một số quy định về phụ cấp chức vụ? Một số quy định về phụ cấp kiêm nhiệm? Hưởng phụ cấp chức vụ có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm?
Ngoài lương, các chủ thể còn được hưởng các khoản phụ cấp gọi là phụ cấp lương. Phụ cấp lương là một trong những chế độ quan trọng đem lại nguồn lợi kinh tế, đảm bảo cuộc sống và thu nhập ổn định cho các cá nhân. Đối với công chức, viên chức, pháp luật nước ta đã ban hành nhiều quy định về các loại phụ cấp. Trong đó không thể không kể đến phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm. Vậy, phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về hai loại phụ cấp này và một chủ thể khi hưởng phụ cấp chức vụ có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hay không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về phụ cấp chức vụ:
1.1. Phụ cấp chức vụ là gì?
Phụ cấp chức vụ hiểu đơn giản là một khoản phụ cấp lương dành cho cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, các chủ thể là người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với các lao động có chức vụ trong khu vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ. Đối với các lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thoả thuận của các bên giữa người lao động và người sử dụng lao động. Phụ cấp chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận. Hệ số phụ cấp gồm rất nhiều mức, phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp mà phụ cấp lương có thể cao hay thấp.
Như vậy, ta nhận thấy, phụ cấp chức vụ là một khoản tiền được trả thêm cho các chủ thể khi mà vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Các chủ thể được hưởng phụ cấp chức vụ bao gồm:
– Thứ nhất: Công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
+ Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
– Thứ hai: Người làm việc trong lực lượng vũ trang.
– Thứ ba: Người làm việc trong doanh nghiệp.
1.2. Các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Theo quy định thì các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao gồm:
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
– Các cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
1.3. Nguyên tắc phụ cấp chức vụ:
3. Hưởng phụ cấp chức vụ có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?
Cần lưu ý rằng, pháp luật nước ta quy định trong trường hợp một cá nhân cùng một lúc đảm nhiệm nhiều chức danh có thể đồng thời hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp chức vụ nếu đảm bảo hai điều kiện cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Các chủ thể đang giữ chức danh lãnh đạo (được bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
– Thứ hai: Đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh lãnh đứng đầu cơ quan, đơn vị mà trong đó có một chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Như vậy, các chủ thể có thể đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nếu đáp ứng đủ hai điều kiện được nêu cụ thể ở trên.