Được dùng hộ chiếu để đăng ký thành lập doanh nghiệp không? Hiểu như thế nào là đăng ký doanh nghiệp?
Hộ chiếu được nhà nước cấp cho công dân Việt Nam nhằm mục đích để xác định quốc tịch và nhân thân khi công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc, du học hoặc đi du lịch. Hộ chiếu và Căn cước công dân/CMTND đều được dùng để xác minh thông tin cá nhân. Khi cá nhân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc cần phải có Căn cước công dân/CMTND của cá nhân là chủ doanh nghiệp. Vậy có được dùng hộ chiếu để đăng ký thành lập doanh nghiệp không?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Được dùng hộ chiếu để đăng ký thành lập doanh nghiệp không?
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân: Điều 19
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Bản sao của những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh: Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh bao gồm những loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh.
+ Điều lệ của công ty.
+ Danh sách các thành viên.
+ Bản sao các loại giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên của công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên của công ty là tổ chức; Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền; Đối với thành viên là những tổ chức nước ngoài thì những bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi những nhà đầu tư nước ngoài hoặc những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật về Đầu tư.
– Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm những loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Điều lệ công ty.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
Những giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
Trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì những bản sao các loại giấy tờ pháp lý của tổ chức bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về Đầu tư.
– Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm những loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Điều lệ của công ty.
+ Danh sách các thành viên công ty
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên công ty là cá nhân
Những giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp thành viên là tổ chức
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền của các thành viên là tổ chức và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì các bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về Đầu tư.
– Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần: Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm những loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
+ Điều lệ của công ty.
+ Danh sách những cổ đông sáng lập và danh sách những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
+ Bản sao các loại giấy tờ sau đây:
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
Những giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền của những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
Đối với trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài thì các bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về Đầu tư.
Căn cứ theo hồ sơ để đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp trên mà pháp luật quy định thì ta có thể thấy tất cả hồ sơ của từng loại hình doanh nghiệp để đăng ký thành lập doanh nghiệp đều có bản sao của những giấy tờ pháp lý của cá nhân, cụ thể như sau:
– Đối với doanh nghiệp tư nhân: bản sao của những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với công ty hợp danh:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên của công ty là cá nhân
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên công ty là cá nhân
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền của các thành viên là tổ chức và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với công ty cổ phần:
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
+ Những giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người là đại diện theo ủy quyền của những cổ đông sáng lập, những cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền.
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về giấy tờ pháp lý của cá nhân, theo đó giấy tờ pháp lý của cá nhân bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Thẻ Căn cước công dân
– Giấy chứng minh nhân dân
– Hộ chiếu
– Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Thêm nữa, tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp có quy định về giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Đối với công dân Việt Nam thì những giấy tờ pháp lý như thẻ căn cước công dân hoặc giấy Chứng minh nhân dân hoặc là Hộ chiếu Việt Nam phải còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài thì những giấy tờ pháp lý như hộ chiếu nước ngoài hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài phải còn hiệu lực.
Như vậy, các giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng hộ chiếu thay cho CCCD/CMTND. Tuy nhiên đối với công dân Việt Nam phải dùng hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, còn đối với người nước ngoài phải dùng hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
2. Hiểu như thế nào là đăng ký doanh nghiệp:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định về đăng ký doanh nghiệp thì đăng ký doanh nghiệp chính là người thành lập doanh nghiệp thực hiện những việc sau lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan đăng ký kinh doanh):
– Đăng ký thông tin về doanh nghiệp mà dự kiến thành lập,
– Đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp
Những việc này sẽ được nhà nước lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký doanh nghiệp bao gồm có:
+ Đăng ký thành lập doanh nghiệp
+ Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
+ Các nghĩa vụ đăng ký và