Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên của công ty, chủ sở hữu công ty đã thực hiện góp hoặc đã cam kết góp khi thành lập công ty. Vậy có được chuyển nhượng, tặng cho phần vốn điều lệ công ty?
Mục lục bài viết
1. Được chuyển nhượng, tặng cho phần vốn điều lệ công ty?
Khoản 34 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
Điều 76 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
– Quyết định về nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Quyết định về chiến lược phát triển và
– Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm về người quản lý của công ty, Kiểm soát viên của công ty (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Quyết định về dự án đầu tư phát triển (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Quyết định những giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty đã quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên mà được ghi ở trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc là giá trị khác mà nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Thông qua về báo cáo tài chính của công ty (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc là chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
– Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào những công ty khác (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Tổ chức giám sát và đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là tổ chức);
– Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
– Quyết định về việc tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
– Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty đã hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
– Quyền khác theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
– Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp trong Điều lệ công ty có quy định khác (chỉ áp dụng đối với Chủ sở hữu công ty là cá nhân).
Theo đó, một trong các Quyền của chủ sở hữu công ty (kể cả là cá nhân hay là tổ chức) đó chính là được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 78 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt, Điều này quy định trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho một hoặc là cho nhiều tổ chức, cá nhân khác hoặc công ty có kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải thực hiện việc tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đã hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng được chuyển nhượng, tặng cho phần vốn điều lệ công ty nhưng chỉ áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Thủ tục chuyển nhượng, tặng cho phần vốn điều lệ công ty:
2.1. Thủ tục chuyển nhượng phần vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên:
Khi chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên bao gồm có:
– Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc là do người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và do chủ sở hữu mới hoặc là do người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người mà nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chính người được ủy quyền và bản sao văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng vốn điều lệ là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Bản sao của Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc những giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, về việc mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện các thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: gửi hồ sơ và giải quyết hồ sơ
-Người nhận chuyển nhượng phải nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành việc trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
2.2. Thủ tục tặng cho phần vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên:
Khi tặng cho toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi tặng cho toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên bao gồm có:
– Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc là do người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và do chủ sở hữu mới hoặc là do người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người mà nhận tặng cho là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chính người được ủy quyền và bản sao văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận tặng cho vốn điều lệ là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Bản sao của Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
– Hợp đồng tặng cho phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho phần vốn góp;
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, về việc mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế mà có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện các thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: gửi hồ sơ và giải quyết hồ sơ
– Người nhận tặng cho phải nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi nhận tặng cho toàn bộ vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành việc trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.