Dừng xe quá vạch, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Dừng xe quá vạch có bị xử phạt không? Mức xử phạt dừng xe đè vạch kẻ đường bao nhiêu?
Căn cứ theo quy theo quy định hiện hành, Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Nếu trong trường hợp dừng đèn đỏ quá vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt theo quy dịnh của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Vạch kẻ đường là gì?
Căn cứ theo Điều lệ báo hiệu Đường bộ Vạch kẻ đường chia làm 2 loại bao gồm: Vạch nằm ngang và Vạch đứng.
1.1 Vạch nằm ngang
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
Vạch ngang đường: Gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
+ Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
+ Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
1.2 Vạch đứng (vạch dọc)
– Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
+ Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
+ Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
+ Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
2. Tín hiệu đèn giao thông theo pháp luật hiện hành
Theo quy định của Luật đường bộ 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông cụ thể như sau:
Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi; Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Ý nghĩa của đèn tín hiệu: Tín hiệu xanh: cho phép đi. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Tín hiệu vàng nhấp nháy: báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11
Mặt khác, theo quy định của Quy chuẩn 41 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.Quy chuẩn 41 cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau:
Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.
Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt.Ngoài ra, đè vạch khi dừng đèn đỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn khi có thể xảy ra va chạm với xe đang lưu thông theo chiều vuông góc hoặc người đi bộ sang đường.
3. Lỗi đè vạch đèn đỏ là gì? Khung hình phạt của lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ
Tham gia giao thông bạn cần nắm được “ngôn ngữ giao thông”. Nó chính là tín hiệu đèn, biển báo, hiệu lệnh, vạch kẻ đường…và cần tuân thủ để an toàn lái xe cho chính mình cũng như cho người khác.
Vạch kẻ đèn đỏ là 1 dải vạch màu trắng nét liền. Bạn cũng cần nắm được các vạch đơn màu trắng nét liền nhau được kẻ dùng phân chia đường cho các làn xe cùng chiều. Nó được kẻ trước tín hiệu đèn giao thông, có nghĩa khi đèn đỏ bạn không được phép lấn qua vạch, chạm đè lên vạch.Khi sai quy định trên tức là phương tiện bạn điều khiển đã vi phạm lỗi, cần bị xử lý phạt.
Theo như Luật giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 áp dụng đến nay quy định: Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường phải quan sát, chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ, các quy tắc giao thông và vạch sơn kẻ đường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dừng xe quá vạch
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
Như vậy đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng Ngoài ra, điểm a khoản 5 điều 5
Căn cứ theo quy định tại Điều 6
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
Như vậy đối với Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Ngoài ra, điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung từ 01 tháng đến 03 tháng
4. Cách tránh mắc lỗi chèn vạch đèn đỏ cho xe ô tô
Bạn cần nắm được những vạch kẻ này thường xuất hiện tại đâu để biết trước chủ động quan sát: Đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư và trên các đường liên tỉnh, tuyến đường cong, đường bùng binh. Lỗi chèn vạch sẽ không xảy ra nếu bạn quan sát từ xa tín hiệu giây của đèn giao thông. Từ xa bạn thấy chỉ còn ít giây nữa đèn chuyển sang đỏ, cần điều khiển xe chậm lại, phanh kịp thời trước vạch đèn đỏ.
Chuẩn bị vào các tuyến đường cong có tầm khuất, lái xe nên để ý đi chậm lại, nhìn tín hiệu đèn để không bị phạm lỗi chèn vạch nếu đèn đỏ.
Cũng tại Điều 9
Với bài viết trên, đã trình bày được thế nào là lỗi đè vạch đèn đỏ, tránh mắc phải những lỗi, tránh chịu những phí phạt không đáng có.