Việc dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp mang lại khá nhiều tiện ích cho người sử dụng đất. Vậy theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất có được dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp được không?
1.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp:
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất, theo quy định này thì việc sử dụng đất phải tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, một trong những nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp quan trọng đó chính là người sử dụng đất nông nghiệp phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, không gian… cho những mục tiêu kinh tế – xã hội. Nó đảm bảo cho việc sử dụng đất phải đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên sẽ phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; kế hoạch sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
Người sử dụng đất (nông nghiệp) có nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng mục đích đã được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp để tránh tình trạng sử dụng đất sai mục đích dẫn đến thoái hóa, xuống cấp tình trạng thực tế của đất đai.
Pháp
– Nghiêm cấm hành vi: vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được tuyên bố; không sử dụng đất, sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích;
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc tại điều 35 của
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh;
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết;
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
+ Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả;
+ Dân chủ và công khai;
+ Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ cho lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường;…
– Sử dụng đất nông nghiệp đúng với mục đích của đất, đúng ranh giới thửa đất,...
Trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
1.2. Dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp được không?
Như đã phân tích ở trên, nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp thì người sử dụng đất chỉ được quyền sản xuất nông nghiệp đúng với mục đích của đất như trồng cây (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), nuôi trồng thủy sản (đất nuôi trồng thủ sản), chăn nuôi,….
Chính vì vậy, việc người sử dụng đất nông nghiệp tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp là sai với mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp, mặc dù biết rằng việc dựng lán, xây chòi trên đất nông nghiệp mang lại tiện lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân nhưng hành động đó là sai với quy định pháp luật đất đai. Nếu như người sử dụng đất muốn dựng nhà lán, xây chòi trên đất nông nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là đất ở, sau đó mới được thực hiện việc dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng. Theo quy định của pháp luật, nếu người sử dụng đất nông nghiệp muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là đất ở để dựng nhà lán, xây chòi thì phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, sẽ tùy thuộc vào người sử dụng đất tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên loại đất nào trong nhóm đất nông nghiệp thì sẽ có những mức hình phạt khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất trồng lúa:
– Người sử dụng đất tự ý dựng nhà lán, xây chòi trông cây trồng trên đất trồng lúa tại khu vực nông thôn thì người sử dụng đất bị phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép dưới 0,01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Người sử dụng đất dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng lúa tại khu vực đô thị thì người sử dụng đất bị phạt tiền bằng hai (02) lần mức phạt tiền tại nông thôn.
2.2. Tự ý dựng nhà lán, xây chòi trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất:
– Người sử dụng đất dựng nhà lán, xây chòi trên đất rừng đặc dụng/phòng hộ/sản xuất là rừng trồng thì người sử dụng đất bị phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 05 héc ta trở lên.
– Người sử dụng đất dựng nhà lán, xây chòi trên đất rừng đặc dụng/phòng hộ/sản xuất là rừng tự nhiên thì người sử dụng đất bị phạt tiền bằng 02 lần so với mức phạt tương ứng khi dựng nhà lán, xây chòi trên đất rừng đặc dụng/phòng hộ/sản xuất là rừng trồng.
2.3. Tự ý dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm:
– Người sử dụng đất dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm tại khu vực nông thôn thì người sử dụng đất bị phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích dựng nhà lán, xây chòi trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Người sử dụng đất dựng nhà lán, xây chòi trên đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm tại khu vực đô thị thì người sử dụng đất bị phạt bằng 02 lần so với dựng nhà lán, xây chòi trái phép tại nông thôn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.