Các hành vi đua xe trái phép là vi phạm, phải chịu các chế tài xử lý theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đua xe trái phép là gì?
Đua xe trái phép là hoạt động gây mất trật tự, mất an toàn khi tham gia giao thông. Do đó có thể mô tả hành vi này là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các phương tiện được sử dụng trong hoạt động đua xe trái phép là ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
Đây là hành vi cấu thành bởi các yếu tố sau:
+ Sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng. Gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
+ Không có đủ bảo hộ đúng theo quy chuẩn an toàn.
+ Không có làn đường riêng để tiến hành đua xe.
+ Cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát và quản lý nên không đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các cuộc đua.
Do đó, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó.
2. Đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như hậu quả mà quy định xử phạt khác nhau.
Tư vấn quy định về tội đua xe trái phép, hành vi đua xe trái phép:
– Tình trạng đua xe trái phép hiện nay đang được thực hiện ở cả đô thị và nông thôn. Đặc biệt là đua xe ô tô, xe máy hiện nay có dấu hiệu cá độ, mang đến nhiều hệ lụy. Các sự việc diễn ra đã vi phạm nghiêm trọng đến:
+ Các quy định về an toàn giao thông đường bộ.
+ Ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đô thị.
+ Đe dọa gây thiệt hại cho tính mạng sức khỏe của con người và tài sản.
Hành vi này tùy theo mức độ:
+ Nhẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo
+ Nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 266 Tội đua xe trái phép quy định tại
3. Mức phạt khi xử lý hành chính:
Hành vi đua xe trái phép phải được kiểm soát, xử lý để đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Hiện nay, pháp luật đặt ra mức phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Theo đó, việc tụ tập, cổ vũ và cả các cá nhân, tổ chức thực hiện việc đua xe trái phép đều bị xử lý.
Mức phạt hành chính được quy định xử phạt cụ thể tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, nội dung này được thể hiện như sau:
Quy định xử lý vi phạm hành chính đối với người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép:
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
+ Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
+ Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
– Đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép thì bị Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Đối với người đua xe ô tô trái phép thì bị Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Phân tích quy định pháp luật:
Các mức phạt khác nhau được quy định cho các hành vi vi phạm khác nhau của cá nhân, tổ chức. Theo đó:
– Việc cổ vũ cho các hành vi trái phép này cũng là vi phạm, cần xử lý theo quy định. Không chỉ những người trực tiếp điều khiển xe tham gia đua xe trái phép mà cả người tụ tập cổ vũ kích động hành vi này đều bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.Hành vi này đang cổ súy cho các vi phạm, làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng và an toàn xã hội.
+ Phương tiện được xác định thực hiện hành vi đua xe trái phép không hạn chế đối với phương tiện có gắn động cơ. Cả các phương tiện thô sơ cấu thành hành vi đua xe trái phép đều bị xử lý. Các phương tiện kể đến bao gồm cả xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo, cưỡi súc vật đua trái phép trên đường giao thông.
+ Đối với xe máy, mô tô tham gia đua xe là các hành vi phổ biến nhất. Người có hành vi này bị xử phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.
+ Ô tô đua xe trái phép được xem là hành vi nguy hiểm nhất, có thể mang đến các ảnh hưởng nghiêm trọng trên thực tế. Do đó mà mức phạt cho hành vi này giao động từ 08 đến 10 triệu đồng.
– Các hình phạt bổ sung cũng được áp dụng trên thực tế đối với các chủ thể vi phạm khác nhau. Ngoài bị xử phạt tiền thì người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm đua xe trái phép còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Bị tịch thu phương tiện.
+ Đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.
Nhận xét các quy định pháp luật:
Như vậy, pháp luật có quy định chặt chẽ đối với các hành vi vi phạm của người đua xe trái phép. Các phương tiện không được tham gia đua xe khi không được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền.
4. Xử lý hình sự hành vi đua xe trái phép khi nào?
Cấu thành tội phạm đối với tội Đua xe trái phép khác với hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính. Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm cấu thành khi hành vi này mang đến nguy hiểm, có tính chất nghiêm trọng và cần giáo dục người phạm tội ở mức cao hơn.
Một số người tự ý tổ chức cuộc đua trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đe dọa tài sản, tính mạng người khác, gây mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, đòi hỏi phải xử lý hình sự những người có hành vi tổ chức đua xe trái phép có tính chất nguy hiểm này.
Quy định pháp luật xử lý tội đua xe trái phép theo Điều 266 Bộ luật hình sự như sau:
– Khoản 1: Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật hình sự này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có hành vi đua xe trái phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
+ Tham gia cá cược;
+ Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
+ Tại nơi tập trung đông dân cư;
+ Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khoản 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Phân tích quy định pháp luật:
Tội phạm hình sự này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ như xe máy, ô tô và các phương tiện tương tự. Không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo. Do đó phương tiện được sử dụng khi đua xe trái phép là căn cứ để xác định hành vi, tội phạm được thực hiện.
Theo đó khi thỏa mãn vi phạm được mô tả trong cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Hình phạt tiền được áp dụng ở mức từ 10 triệu cho đến 50 triệu đồng. Ngoài ra kèm theo hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu thỏa mãn các dấu hiệu vi phạm. Mỗi người cần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật để đảm bảo các quyền lợi của mình cũng như đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.