Ngân sách nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Khi nhắc đến ngân sách nhà nước là việc cụ thể hóa các khoản thu- chi ngân sách nhà nước được biểu hiện qua dự toán ngân sách nhà nước. Dự phòng ngân sách nhà nước là gì?
Mục lục bài viết
1. Dự phòng ngân sách nhà nước là gì?
Các khái niệm về ngân sách nhà nước hay dự phòng ngân sách nhà nước được ghi nhận rất cụ thể trong
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.(Khoản 14, Điều 4).
– Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. (Khoản 8, Điều 4).
Như vậy, dự phòng ngân sách nhà nước được coi là một phần của ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định ở dự toán chi ngân sách trung ương và dự toán chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Về đặc điểm, dự phòng ngân sách nhà nước không có quá phức tạp, bản chất thì nó cũng chỉ là một “khoản chi” bên cạnh các khoản chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, Chi dự trữ quốc gia,..Giữa dự phòng ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ tài chính là khác nhau hoàn toàn, mặc dù về ngữ nghĩa trong câu từ có thể làm nhiều người hiểu lầm chúng là một, tuy nhiên, dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ khác nhau về nguồn hình thành, về cấp ngân sách được hình thành và mục đích sử dụng cũng như mức bố trí. Theo Khoản 1, Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước, thì mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp. Nếu chỉ nhìn vào con số này thì có thể sẽ nhìn nhận rằng mức bố trí này là thấp, tuy nhiên, nếu xét trong tổng thể dự toán chi thì đây là con số phù hợp, hơn nữa, dự phòng ngân sách không sử dụng một cách thường xuyên mà chỉ sử dụng trong các trường hợp luật định, do vậy, việc bố trí mức dự phòng như vậy là phù hợp.
2. Mục đích dự phòng ngân sách nhà nước:
Trả lời cho câu hỏi mục đích dự phòng ngân sách nhà nước là gì? Tức là trả lời cho câu hỏi dự phòng ngân sách nhà nước được sử dụng để làm gì? Điều này đã được Luật Ngân sách nhà nước ghi nhận rất cụ thể tại Khoản 2, Điều 10, theo đó, dự phòng ngân sách nhà nước được sử dụng để:
Thứ nhất, chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
– Chi phòng, chống, khắc phụ hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói là hoạt động chi tuy đặc biệt nhưng lại phổ biến do điều kiện tự nhiên đặc trưng ở nước ta, cũng như trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 đang cực kỳ bùng nổ, dường như khoản chi này đều được sử dụng nhằm thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng, chống, hay khắc phục thiên tai như chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị. nhu yếu phẩm, phương tiện hay sửa chữa hệ thống đường sá, cầu cống thiệt hại do thiên tai gây ra.
– Chi cho nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh. Đây là nhiệm vụ chi đặc biệt, thiết thực và cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống quốc phòng, an ninh từ địa phương tới trung ương được an toàn và thống nhất.
– Các nhiệm vụ cần thiết khác. Bởi việc chi ngân sách nhà nước đôi khi không thể dự toán hết được bởi tính đa dạng và trong quá trình hoạt động, thực tiễn luôn chuyển động khiến cho các nhiệm vụ chi cũng có sự thay đổi, do đó để tạo tính lĩnh hoạt và chủ động nguồn chi thì pháp luật cho phép về việc sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước.
Thứ hai, chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương- Ngân sách nhà nước cấp tỉnh; Ngân sách nhà nước cấp huyện; ngân sách nhà nước cấp xã).
Đối với mục đích này thì dự phòng ngân sách cấp xã không có, bởi đây là cấp ngân sách thấp nhất trong hệ thống ngân sách nhà nước và dự phòng ngân sách nhà nước ở cấp này cũng thấp hơn cả. Đây là mục đích tạo nên sự thống nhất giữa của cả hệ thống dự phòng ngân sách nhà nước, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của cấp trên và cấp dưới nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi cần thiết và cấp bách. Cần chú ý rằng, việc chi hỗ trợ được thực hiện giữa các cấp ngân sách trong cùng một địa bàn tỉnh.
Thứ ba, chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
Nguyên tắc trong phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách đã chỉ ra rằng: ” Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:…c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.“. Cần chú ý là chỉ được chi hỗ trợ trong trường hợp “khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng”, tính nghiêm trọng có thể được xác định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên, thực tế thì việc chi hỗ trợ thường dựa trên tinh thần tương thân tương ái.
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
Khi nhắc đến việc sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước, tác giả còn muốn cung cấp thêm về vấn đề thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước, theo đó, tại Khoản 3, Khoản 5, Điều 7
“3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương:
a) Đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Căn cứ các chính sách, chế độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định chi từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi, trừ các khoản chi quy định tại điểm a khoản này và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện;
c) Hằng quý, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương tại điểm a và điểm b khoản này, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
…
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách các cấp ở địa phương thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước.“
Như vậy, thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách được chia thành thẩm quyền sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và thẩm quyền sử dụng dự phòng ngân sách địa phương. Trong đó:
– Thẩm quyền sử dụng dự phòng ngân sách trung ương có tính phức tạp hơn và dựa trên giá trị khoản chi không quá 03 tỷ và trên 03 tỷ (Bộ Tài chính và Chính phủ), mặc dù về nguyên tắc được ghi nhận tại luật ngân sách nhà nước thì Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. (Điểm a, Khoản 3, Điều 10).
– Đối với thẩm quyền sử dụng dự phòng ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp quyết định và thực hiện định kỳ báo cáo với Hội đông nhân dân cùng cấp.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật về dự phòng ngân sách nhà nước, tác giả nhận thấy được tầm quan trọng của “khoản chi” này, đó là một “khoản dự trù’ cực kỳ hiệu quả và có sự tính toán chu đáo, đặc biệt là dự phòng ngân sách có mặt ở tất cả các cấp ngân sách nhà nước, điều này càng làm cho nó thực sự tỏ rõ được vai trò và các cấp ngân sách cũng dễ dàng quản lý và sử dụng tối ưu hơn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.