Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, được CQTHTT dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước cũng như các cấp Bộ ngành và toàn xã hội. Quá trình điều tra và xử lý tội phạm là hai mặt của nhiều vấn đề, mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân và toàn xã hội.
Chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định mà CQTHTT dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Việc công nhận dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ trong hoạt động tố tụng nhưng chúng không phải hoàn toàn đáng tin cậy. Để xem xét dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ hay không, CQTHTT sẽ phải xem xét rất nhiều các yếu tố khác nhau như: Cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác (Khoản 3 Điều 99 BLTTHS năm 2015). Bên cạnh đó, dữ liệu điện tử cũng như các loại nguồn chứng cứ khác, giá trị của chứng cứ ở mức độ nào là do CQTHTT đánh giá, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Có thể thấy rõ việc áp dụng các quy định pháp luật về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự như sau:
Mục lục bài viết
1. Nguồn chứng cứ là hình ảnh, âm thanh trong xử lý tội phạm truyền thống:
Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vụ án hình sự có tính chất phức tạp, có tổ chức chặt chẽ, có tính đồng phạm cao, có sự móc nối liên hệ phạm tội bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại... đã và đang gây không ít khó khăn cho các CQTHTT. BLTTHS năm 2015 đã ghi nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ tại điểm c khoản 1 Điều 87. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử (Khoản 1 Điều 99 BLTTHS năm 2015).
Ví dụ: đoạn băng ghi âm một cuộc trao đổi, bàn bạc phương án phạm tội của một nhóm tội phạm trước khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đoạn băng ghi âm này do một nhân chứng cung cấp với CQTHTT). Chính từ nguồn chứng cứ bằng “ghi âm” này sẽ làm một căn cứ pháp lý đặc biệt quan trọng, giúp cho CQTHTT giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử được ghi nhận trong BLTTHS đã giải quyết được những khó khăn trong giải quyết vụ án hình sự.
Những hình ảnh, âm thanh được thu giữ, sao chép đúng thủ tục quy định thì được coi là chứng cứ, có giá trị chứng minh tội phạm. Trường hợp hình ảnh trong camera rõ nét, góc quan sát trực diện, đặc điểm nhận dạng rõ ràng thì có thể trích ra hình ảnh để tiến hành xác minh, nhận dạng, truy bắt đối tượng... Hình ảnh, âm thanh thu được cần được sao lưu và đưa vào trong hồ sơ vụ án. Điều tra viên kiểm sát viên sử dụng hình ảnh, âm thanh thu được kết hợp với hỏi cung bị can, ghi lời khai người tham gia tố tụng... để chứng minh người phạm tội, thời gian, địa điểm, diễn biến hành vi phạm tội. Tại phiên tòa xét xử cần trình chiếu hình ảnh, âm thanh thu được trong quá trình xét hỏi. Kiểm sát viên và Thẩm phán trao đổi trước về phương pháp, công cụ trình chiếu, thống nhất về cách xét hỏi (trình chiếu toàn bộ sau đó xét hỏi hoặc có những đoạn tạm dừng trình chiếu để xét hỏi), các tình huống có thể phát sinh khi trình chiếu. Kiểm sát viên cũng cần ghi chú những mốc thời gian quan trọng trong khi trình chiếu để phục vụ việc xét hỏi vào trọng điểm.
Việc trình chiếu hình ảnh, âm thanh phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trên thực tiễn thì những hình ảnh thu được từ camera giám sát có mức độ rõ nét khác nhau. Đó có thể là do khoảng cách ghi hình xa, chỉ có một tiêu cự do cài đặt ban đầu, chất lượng cảm biến hình, độ phân giải và mật độ điểm ảnh của camera không cao, do điều kiện ghi hình thiếu sáng vào ban đêm, camera không gắn micro nên không ghi được âm thanh, tầm quan sát bị hạn chế, vị trí cảnh vật tại hiện trường mà camera không quan sát được. Ngoài ra có những đối tượng khi thực hiện tội phạm đã chuẩn bị trước các biện pháp che giấu trước camera quan sát như đeo khẩu trang, đội mũ kín...
Trong những trường hợp như vậy thì khi điều tra, truy tố, xét xử thì cần hết sức thận trọng. Ví dụ: Một đối tượng vào tiệm vàng hỏi dây chuyền vàng, sau khi được chủ tiệm đưa dây chuyền thì đối tượng cầm dây chuyền lên xe bỏ chạy thoát. Khi xem hình ảnh mà camera giám sát ghi lại được thì đối tượng có đặc điểm mặt đeo khẩu trang màu nâu, mặc áo cộc tay màu đen, trên ngực áo bên trái có in chữ T màu trắng, cánh tay trái có hình xăm màu đen, quần màu xanh. Đối với trường hợp này thì những đặc điểm như đã nêu trên có mức độ rõ nét khác nhau, rõ đến đâu thì chỉ truy nguyên đến đó, còn những yếu tố như hình xăm gì, quần chất liệu gì, mắt màu gì là những phần không rõ thì cần dựa vào những chứng cứ, tài liệu khác để làm rõ.
Trong khi thu giữ, sao chép sử dụng hình ảnh, âm thanh thu được từ camera giám sát thì cần đặc biệt chú ý vấn đề suy đoán vô tội. Những hình ảnh, âm thanh không chỉ được dùng làm chứng cứ buộc tội mà còn dùng làm chứng cứ chứng minh một người không có tội. Khi những hình ảnh, âm thanh thu được có mức độ rõ nét khác nhau mà khi so sánh với những chứng cứ khác không đủ chứng cứ chứng minh một người phạm tội thì cần áp dụng nguyên tắc suy đoán người đó vô tội.
2. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong xử lý tội phạm công nghệ cao:
Thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội. Hầu hết các đối tượng này có kiến thức về dữ liệu điện tử và am hiểu pháp luật nên có những thủ đoạn tinh vi để che giấu thông tin phạm tội như xóa dữ liệu, phá sập trang Web đã tạo ra... nên đã gây ra không ít khó khăn cho công tác thu thập chứng cứ và giải quyết vụ án. Do vậy, để giải quyết các vụ án này, các CQTHTT buộc phải nhanh chóng thu thập đầy đủ và kịp thời dữ liệu liên quan, đồng thời, trường hợp cần thiết còn phải tiến hành các biện pháp khôi phục để làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nên phương tiện, dữ liệu điện tử cần thu giữ ngày càng đa dạng; Dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ mới được quy định trong tố tụng hình sự và là tài liệu chứng cứ khoa học có giá trị cao trong chứng minh tội phạm, nên phải được thu giữ, niêm phong chặt chẽ, tránh tiêu cực xảy ra.
Trong những năm qua, do phát huy những thuận lợi vốn có và khắc phục những khó khăn, trở ngại của mình, hoạt động chứng minh tội phạm của CQĐT, VKS, Tòa án thông qua việc thu thập nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ–CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao” (tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ). Nguồn chứng cứ của loại tội phạm này bao gồm dữ liệu điện tử.
Trong đó có: Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính và Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội. Khi chứng minh các tội phạm này việc thu thập nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử là rất cần thiết.
Ví dụ trong các vụ án tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc và đánh bạc trực tuyến (trên không gian mạng) dưới dạng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính, để tham gia người chơi phải tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, thông qua nạp thẻ viễn thông, thẻ game, nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý… Đây là những vụ án mà đối tượng lợi dụng sự am hiểu về công nghệ thông tin và có kiến thức về công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, thu thập nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong các vụ án này là rất quan trọng.
Một số hành vi, thủ đoạn khác sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội:
– Năm 2019, Hoàng Văn Long (Hà Nội) phát hiện phần mềm PISCART có thể chỉnh sửa hình ảnh các thông báo giao dịch chuyển tiền thành công trên phần mềm Internet Banking nên Hoàng Văn Long đã lợi dụng phần mềm này để lừa đảo. Long gọi điện cho anh Trần Văn Ba là chủ cửa hàng điện thoại để đặt mua 01 điện thoại Iphone Xs Max Gold trị giá với giá thỏa thuận là 20.500.000 VND. Khi anh Ba đồng ý bán điện thoại, Long đã chỉnh sửa hình ảnh thông báo của ngân hàng cho khách hàng là đã chuyển khoản thành công, khi anh Ba thắc mắc tiền chưa về tài khoản thì Long nói dối là khác hệ thống ngân hàng nên chưa nhận được tiền ngay. Vì tin Long nên anh Ba đã gửi điện thoại như đã thỏa thuận cho Long, sau đó Long xóa tài khoản Facebook và số sim rác đã liên hệ với anh Ba.
– Vụ án Nguyễn Ngọc Ánh (tỉnh Bến Tre). Từ 03/2018 đến 08/2018, Nguyễn Ngọc Ánh sử dụng 03 tài khoản Facebook sau: “Nguyễn Ngọc Ánh” (“Line Conan”), “Nguyễn Ngọc Ánh” (“Vilo”) và “Cùng Đồng Loạt” tham gia 81 cuộc phát trực tiếp do 14 tài khoản của các đối tượng phản động trong và ngoài nước với các nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, chống phá Đảng, bịa đặt gây hoang mang dư luận. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Ánh còn lập nhiều nhóm Facebook kín, sử dụng gmail “conanline2019@gmail.com” thảo luận, xây dựng các nội dung để biểu tình, cách thức chống trả lực lượng chức năng của Nhà nước... Ngày 06/06/2017,
– Năm 2019, La Châu Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức một nhóm đối tượng tự xưng là người nước ngoài. Thông qua mạng xã hội Facebook và Zalo làm quen với nhiều người. Sau đó, nói dối có quà tặng và lừa các bị hại đóng tiền và nhận hàng giúp khi nào chúng sang Việt Nam sẽ trả tiền công. Các bị hại đã chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định và bị Tuấn cùng đồng bọn chiếm đoạt 617.500.000 VND.
– Vụ án Trần Doãn Thành (Hà Tĩnh). Trần Doãn Thành là nhân viên của Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Lào – Việt (tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Biết được Công ty mở tài khoản thanh toán tại Vietcombank chi nhánh Kỳ Anh, Hà Tĩnh và thỏa thuận thực hiện dịch vụ “giao dịch qua fax, email trước, sau đó mới hoàn thiện chứng từ”. Do là nhân viên nên Thành biết được mật khẩu email của Phòng Tài chính kế toán. Ngày 27/12/2018, Thành thấy trong hộp thư đi có lưu các Ủy nhiệm chi trước đó Phòng Tài chính kế toán gửi cho Vietcombank nên Thành đã làm giả Ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản của người thân để chiếm đoạt (Thành nhờ tài khoản của người thân). Nhân viên của ngân hàng Vietcombank và Phòng Tài chính kế toán của Công ty không đối chiếu xác nhận thông tin nên đã chuyển 310.000.000 VND từ tài khoản của Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Lào – Việt vào tài khoản 109002988262 của Phạm Quốc Hoàn (người thân của Thành). Sau đó Thành nhờ Hoàn rút tiền cho Thành và chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
– Năm 2019, Nguyễn Đức Huy (Nguyễn Bảo Sơn) sinh năm 1972, trú tại Thới Lai, TP. Cần Thơ do bất mãn nên đã sáng tác các bài hát “Hãy trở về”, “Giành lại đất tổ” và “Cùng nhau đứng lên” có ca từ, nội dung trái pháp luật
Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc lực lượng Công an nhân dân, chia rẽ, kích động hận thù, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, Huy tung lên Youtube nhằm phát tán đến người dân, kích động biểu tình. Ngày 18/01/2019,
Việc áp dụng quy định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử đã phần nào cho thấy hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá nguồn chứng cứ mới này đem lại hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chứng cứ thu thập từ các nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử được sử dụng có hiệu quả để chứng minh tội phạm.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra số liệu thống kê về số vụ án, bị báo phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì từ năm 2016 đến năm 2021, tổng số vụ án, bị cáo phạm các tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông mà TAND các cấp thụ lý là 379 vụ, 638 bị cáo; trong đó, tổng số vụ án, bị cáo đã xét xử là 360 vụ, 603 bị cáo (chiếm 94,99% về số vụ, 94,51% về số bị cáo).
Trong đó:
– Nếu tính trên cơ sở 360 vụ, 603 bị cáo mà TAND các cấp đã xét xử, thì tình hình các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông có diễn biến theo năm như sau: năm 2016 có 79 vụ, 196 bị cáo (chiếm 21,94% về số vụ, 32,5% về số bị cáo); năm 2017 có 62 vụ, 121 bị cáo (chiếm 17,22% về số vụ, 20,07% về số bị cáo, so với năm 2016 giảm 17 vụ, giảm 75 bị cáo); năm 2018 có 60 vụ, 100 bị cáo (chiếm 16,67% về số vụ, 16,58% về số bị cáo, so với năm 2017 giảm 2 vụ, giảm 21 bị cáo); năm 2019 có 54 vụ, 68 bị cáo (chiếm 15% về số vụ, 11,28% về số bị cáo, so với năm 2018 giảm 6 vụ, giảm 32 bị cáo); năm 2020 có 55 vụ, 60 bị cáo (chiếm 15,28% về số vụ, 9,95% về số bị cáo); năm 2021 có 50 vụ, 58 bị cáo (chiếm 13,89% về số vụ, 9,62% về số bị cáo). Như vậy, qua số liệu thống kê nêu trên có thể thấy tình hình các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông có diễn biến theo chiều hướng giảm dần theo từng năm về cả số vụ và số bị cáo.
Qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá 360 vụ án, 603 bị cáo phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông mà TAND các cấp đã xét xử thời gian qua cho thấy tỷ lệ số bị cáo lớn hơn so với số vụ án, trung bình có khoảng 1,9 bị cáo/1 vụ án. Tuy nhiên, con số này có sự giảm dần theo năm, cụ thể: năm 2016 có 2,48 bị cáo/1 vụ án, năm 2017 có 1,95 bị cáo/1 vụ án, năm 2018 có 1,67 bị cáo/1 vụ án, năm 2019 có 1,26 bị cáo/1 vụ án, năm 2020 có 1,09 bị cáo/1 vụ án và năm 2021 có 1,16 bị cáo/1 vụ án. Điều này cho thấy các năm gần đây, các đối tượng phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông đã có những sự hiểu biết chuyên sâu về công nghệ thông tin, hoạt động độc lập, thường chỉ do một người thực hiện hành vi phạm tội để gây án, không có đồng phạm nhằm che dấu tội phạm.
Thực tiễn thu thập nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông:
Trên thực tế, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông rất khó bị phát hiện và chứng minh, bởi các tội phạm này xảy ra thường ít hoặc nhiều liên quan đến máy tính, mạng viễn thông, thiết bị, phương tiện điện tử... đồng thời, đối với từng loại tội phạm trong nhóm tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội thường có những phương thức thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, đặc thù, có khi mạng viễn thông và các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vừa là đối tượng của tội phạm, vừa là môi trường và công cụ đắc lực để thực hiện hành vi phạm tội. Nên việc xác định nguồn chứng cứ là dữ lệu điện tử là gì và như thế nào rất quan trọng trong thực tiễn khi thu thập nguồn chứng cứ này với từng loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Do đó, cần xác định phương thức, thủ đoạn phạm tội:
– Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội; thực hiện việc thu thập tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bài viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra. Sau đó, tự mình tạo ra các địa chỉ ảo, trang web để đưa những thông tin trái với quy định của pháp luật lên các trang mạng xã hội, trang web hoặc sử dụng thủ đoạn dùng các trang mạng xã hội để tìm người mua, trao đổi, tặng, cho hoặc tự mình sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, để qua đó thu lợi bất chính, gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Đối với tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội như: lợi dụng sự hiểu biết và vị trí công tác là nhân viên của các trung tâm tính cước, thanh toán thuộc các công ty về viễn thông để truy cập bất hợp pháp, cộng tiền trái phép vào tài khoản do các đối tượng bên ngoài cung cấp sau đó đem tiêu thụ chiếm đoạt tiền; làm giả chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước, gửi email giả mạo, lừa đảo hoặc cài phần mềm gián điệp như keylogger (ghi lại mọi thao tác của người dùng thẻ, tài khoản trên máy) để có được thông tin về tài khoản, thông tin của thẻ ngân hàng, mật khẩu sau đó sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa; mua thẻ nhựa trắng, mua hoặc đánh cắp thông tin thẻ, mật mã giao dịch sau đó dùng máy ghi đè làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc các phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản; thiết lập, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet nhưng không được phép hoặc không đúng giấy phép do các cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Đối với tội cố ý gây nhiễu có hại, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội như sau: Sử dụng thiết bị phát
– Đối với tội xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn dùng các phần mềm để vượt qua thông báo không cho phép người không có thẩm quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, vượt qua tường lửa để xâm nhập trái phép để kiểm soát tất cả những kết nối từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại; hoặc thực hiện các phương thức, thủ đoạn bẻ khóa, trộm mật khẩu, mật mã của người khác để xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; kết hợp việc trộm mật khẩu, mật mã của người khác với việc mở khóa cửa vào phòng, khu vực không thuộc phận sự để sử dụng quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông của cá nhân nhằm can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử làm cho phương tiện điện tử hoạt động không đúng quy luật hoặc xử lý số liệu sai, có lợi cho người phạm tội; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu; sử dụng trái phép dịch vụ mạng máy tính, mạng viễn thông. Thông thường, tội phạm xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người có trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng để can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử làm cho hoạt động quản lý của hệ thống ngân hàng, tài chính không đúng quy luật hoặc xử lý số liệu sai hoặc lấy cắp, làm giả dữ liệu có lợi cho người phạm tội.
– Đối với tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, người thực hiện phạm tội thường lựa chọn phương thức xâm hại trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân bằng việc viết các phần mềm chuyên dùng hoặc có một phần chức năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như máy vi tính vừa có chức năng hoạt động hợp pháp vừa có thể dùng làm công cụ để tấn công mang hành vi sản xuất), rồi sau đó dùng thủ đoạn đăng thông tin trên các trang mạng xã hội (đa số các trang mạng xã hội này đặt máy chủ ở nước ngoài, nên việc quản lý của nhà nước, các cơ quan nhà nước là rất khó khăn) để tìm, bán cho các đối tượng có nhu cầu “mua” phần mềm hoặc trực tiếp sử dụng phần mềm như: virus, phần mềm do thám, phần mềm quảng cáo... các loại chip điện tử để đọc dữ liệu thẻ, các thiết bị số để dùng thu, phát tín hiệu số hoặc phá sóng, các vi mạch, thiết bị ngoại vi, mô–đun chương trình nhập số liệu... để sử dụng vào mục đích trái pháp luật như: xâm phạm bất hợp pháp vào mạng máy tính, nghe lén thông tin, làm giả thông tin, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử, chiếm đoạt tài sản qua mạng...
– Đối với tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội: tự mình viết ra các chương trình virus hoặc sử dụng các chương trình virus có sẵn tính năng gây hại sau đó gắn chương trình virus này với một chương trình hấp dẫn khác (Ví dụ như các chương trình trò chơi) hoặc sao chép các chương trình đã nhiễm virus vào các máy tính khác, thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông.
– Đối với tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, người thực hiện hành vi phạm tội thường sử dụng phương thức, thủ đoạn lấy trộm mật khẩu email, phương tiện điện tử... rồi sau đó đột nhập vào nhà hoặc nơi làm việc của cá nhân để mở email, phương tiện điện tử trực tiếp xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi dữ liệu vì mục đích cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; không nhằm vào mục đích gây hại cho hoạt động hoặc là xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
– Đối với tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, người thực hiện hành vi phạm tội sử dụng phương thức, thủ đoạn làm quen, giới thiệu với cán bộ ngân hàng là mình đang cho các công ty, cá nhân khác vay lãi, đáo nợ ngân hàng nên cần cán bộ ngân hàng truy cập vào mạng nội bộ của ngân hàng hoặc thông qua bạn bè cũng làm trong ngành ngân hàng để lấy, gửi các thông tin về số tài khoản, thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng, sao kê tài khoản ở các lần giao dịch gần nhất của các công ty qua mạng xã hội và mỗi lần được cung cấp (bán) thông tin sẽ trả một khoản tiền tương xứng với số lượng thông tin (mua), sau đó dùng các thông tin để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua đó, việc xác định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử đối với mỗi loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên thực tiễn sẽ chính xác, tránh bỏ lọt những nguồn dữ liệu điện tử quan trọng.