Du học sinh là gì? Đăng ký kết hôn là gì? Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn? Du học sinh Việt Nam có thể đăng ký kết hôn ở nước ngoài? Thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ngoài?
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới vì vậy ngày càng nhiều công dân Việt Nam định hướng ra nước ngoài học tập, làm việc, lĩnh hội tri thức. Vậy trong quá trình sinh sống tại nước ngoài các du học sinh muốn đăng ký kết hôn thì phải làm như thế nào? Bài viết sau đây, luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc này:
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật hộ tịch 2014;
–
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Du học sinh là gì?
Du học sinh được hiểu là các cá nhân là người Việt đang sinh sống và học tập tại nước ngoài. Ngày nay, có nhiều cách để đi du học như đi du học tự túc, đi du học theo diện học bổng, đi du học theo diện thạc sĩ, tiến sĩ, du học theo diện nghiên cứu sinh, du học theo diện trao đổi sinh, đi du học theo diện kỹ sư, huấn luyện tay nghề …. Mọi người có thể lựa chọn các hình thức đi du học sao cho phù hợp với nhu cầu và trình độ của mình cũng như khả năng tài chính. Các du học sinh đi theo diện hợp pháp đều được các cơ quan nhà nước và pháp luật đảm bảo về quyền lợi cũng như có những nghĩa vụ nhất định.
Khi xã hội phát triển, kèm theo nhu cầu thực tế của công dân Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều trung tâm tư vấn du học tuyển sinh học sinh học viên đi du học theo chương trình du học tự túc. Do vậy, nhiều người hay bị nhầm lẫn rằng đi du học tự túc thì gọi là du học sinh còn đi du học theo diện học bổng gọi là lưu học sinh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng du học tự túc được Bộ Giáo Dục và đào tạo xếp vào Lưu học sinh loại 3 và vẫn là một dạng lưu học sinh.
2. Đăng ký kết hôn là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3
Như vậy, kết hôn được xem là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai người với nhau. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định (điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn) và phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn muốn được công nhận là hợp pháp thì các bên nam nữ trước tiên phải đáp ứng được điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được pháp luật quy định, cụ thể là các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, nam muốn đăng ký kết hôn phải đạt độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên, còn đối với nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên; Nếu chưa đến độ tuổi này mà đi đăng ký kết hôn thì được gọi là tảo hôn và đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt theo quy định. Do vậy, nam nữ khi muốn đăng ký kết hôn cần phải tìm hiểu và đáp ứng đủ độ tuổi theo quy định để tránh trường hợp vừa không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân vừa bị xử phạt vi phạm.
Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Cha, mẹ, ông bà và các anh chị em trong gia đình chỉ là những người định hướng, đưa ra lời khuyên về việc kết hôn cho đôi nam nữ, còn việc quyết định có đăng ký kết hôn hay không phải do họ tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối trong trường hợp này.
Thứ ba, người đi đăng ký kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Một người không thể nhận thức được về hành vi, thái độ của mình, người đã bị toà án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì không thể đăng ký kết hôn với người khác. Bởi họ không thể tự quyết định được cuộc hôn nhân đó trong khi họ không thực sự tỉnh táo.
Thứ tư, Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Bên cạnh việc quy định về điều kiện đăng ký kết hôn pháp luật cũng đã quy định rất rõ một số trường hợp bị cấm. Vì vậy khi tiến hành đăng ký kết hôn nam, nữ cần kiểm tra lại những quy định cấm đó của pháp luật
3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
Trước hết, về thẩm quyền đăng ký kết hôn tại Việt Nam:
Trường hợp 1: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Theo quy định trên có thể xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn trong trường hợp hai công dân Việt Nam
Trường hợp 2: Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điều 37, Luật hộ tịch 2014 :
“ Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2.Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Từ quy định như trên có thể xác định được rằng khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận,huyện, thành phố.
Về thẩm quyền đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7
“Điều 7. Đăng ký kết hôn
1.Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại.”
Theo quy định trên, có thể hiểu, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài là Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ . Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại
4. Du học sinh Việt Nam có thể đăng ký kết hôn ở nước ngoài?
Như đã nêu ở trên, trường hợp các công dân Việt Nam muốn đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì phải liên hệ với Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Do vậy, có thể hiểu việc du học sinh Việt Nam muốn đăng ký kết hôn ở nước ngoài là hoàn toàn được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, các du học sinh Việt Nam muốn đăng ký kết hôn ở nước ngoài phải đảm bảo thuộc vào các trường hợp như sau:
Thứ nhất, phải là những công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch của Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
Thứ hai, du học sinh là những công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch Việt Nam, được nước sở tại cho hưởng quy chế thường trú đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam khác cư trú ở nước ngoài tại nước sở tại.
Thứ ba, du học sinh là những công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch Việt Nam công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và được nước sở tại cấp giấy tờ cho phép cư trú có thời hạn đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam khác cư trú tại nước sở tại.
5. Thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ngoài:
Về hồ sơ: Các bạn du học sinh cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau đây:
– Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu.
– Bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Giấy xác nhận nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trường hợp, du học sinh thuộc đối tượng đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó. Trường hợp du học sinh trước đây đã kết hôn nhưng sau đó đã ly hôn thì phải nộp bản sao bản án, quyết định cho ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp vợ hoặc người chồng đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì phải nộp bản sao Giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó. Còn riêng với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Về trình tự, thủ tục thực hiện:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các du học sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện nơi mình đang cư trú tại nước ngoài.Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm trú của đương sự. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ thì tiến hành đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho du học sinh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý : Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.
Về thời hạn giải quyết
Cơ quan đại diện khi tiếp nhận hồ sơ sẽ có thời hạn nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là 10 ngày
Sau khi nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Cơ quan đại diện tiến hành ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Du học sinh sẽ được chức trao Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn không quá 60 ngày tính từ ngày Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn
Lệ phí đăng ký kết hôn ở nước ngoài
Lệ phí đăng ký kết hôn ở nước ngoài là 70 USD/ vụ việc.
Như vậy, du học sinh Việt Nam trong quá trình sinh sống ở nước ngoài vẫn có thể tiến hành đăng ký hôn như bình thường tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.