Trẻ vị thành niên là lứa tuổi mang trong mình những thay đổi về mặt tâm lí và tình cảm, vì thế rất dễ bị lôi kéo và lay động trước sự dụ dỗ của người khác. Nhiều người thắc mắc, hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có phạm pháp không?
1.1. Tìm hiểu chung về trẻ vị thành niên:
Theo pháp luật trẻ em hiện nay, thì Việt Nam ghi nhận rằng trẻ em là người dưới 16 tuổi. Còn khi nhắc đến yếu tố “thành niên”, pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành cụ thể là tại Điều 20 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Do đó có thể hiểu rằng người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Như vậy thì pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là người vị thành niên, và cũng không có khái niệm chỉ rõ thế nào là chưa vị thành niên, kéo theo đó là những cách hiểu mơ hồ và không thống nhất trong quần chúng nhân dân. Thông thường thì mọi người chỉ có thể căn cứ vào khái niệm trẻ em và người thanh niên để xác định ra độ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên theo quy định của tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có thể tham khảo rằng, WTO xem những trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10 đến 19 là độ tuổi vị thành niên. Nhìn chung thì về mặt xã hội, trẻ vị thành niên là nữa tuổi chưa đạt đến ngưỡng được pháp luật Việt Nam coi là có đầy đủ khả năng dân sự đầy đủ, Đồng thời cũng chưa đủ khả năng để có thể sử dụng quyền và nghĩa vụ của mình cũng như chịu trách nhiệm trước hành vi mà mình thực hiện.
Xét về mặt tâm lý xã hội, thì độ tuổi vị thành niên được xem là 1 độ tuổi nổi loạn. Đạt đến độ tuổi vị thành niên thì trẻ em thường có sự thay đổi lớn về mặt tâm lý. Họ bắt đầu có xu hướng ít phụ thuộc vào bố mẹ và chuyển sang một cuộc sống độc lập, họ cố gắng khẳng định mình như một người lớn thực thụ và bắt đầu có những thay đổi về mặt tình cảm, biết biểu lộ cảm xúc và biết bày tỏ thái độ thân mật với người khác. Tuy nhiên về phương diện trí tuệ, thì trẻ em ở độ tuổi vị thành niên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều luồng văn hóa khác nhau, thích khám phá vì thế dễ bị sa ngã, do đây là độ tuổi được coi là hình thành nhân cách con người một cách nhanh chóng. Vì thế cho nên đây là một giai đoạn gây rất nhiều trở ngại và lo lắng cho các bậc làm cha làm mẹ và cho cộng đồng, và xảy ra rất nhiều hiện tượng các loại tội phạm với nhiều tính chất bán dẫn khác nhau xuất phát từ độ tuổi vị thành niên hoặc đối tượng của chúng nhắm đến trẻ vị thành niên.
1.2. Hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà đi có vi phạm pháp luật không?
Nhìn chung thì theo phân tích ở trên, trẻ vị thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần, vì thế bất kỳ hành vi nào lôi kéo dụ dỗ trẻ vị thành niên rồi bỏ nhà ra đi, thì tùy vào từng trường hợp khác nhau sẽ bị coi là vi phạm pháp luật hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, sau quá trình dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà ra đi mà người phạm tội thực hiện những hành vi khác ảnh hưởng đến thân thể và tính mạng cũng như sức khỏe của người bị thanh niên thì đồng thời cũng sẽ cấu thành một tội phạm khác độc lập. Cụ thể, có thể phân tích thông qua 2 phương diện sau đây:
Thứ nhất, chế tài hình sự. Nếu như hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên rời khỏi ngôi nhà của mình mà thỏa mãn dấu hiệu của bộ luật hình sự theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành thì sẽ bị phạm vào tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp, với khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù. Người vi phạm pháp luật có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau trong đó có thủ đoạn “dụ dỗ” để lôi kéo và kích động người vị thành niên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù đây là loại tội phạm được quy định tại chương các tội xâm phạm về an toàn và trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự nhưng tội phạm này vẫn là một trong những nhóm tội phạm xâm phạm tới người vị thành niên, nhưng không phải là loại xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe hoặc danh dự và nhân phẩm của người vị thành niên, mà khách thể của loại tội phạm này chính là xâm phạm đến chính sách của nhà nước về việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh của các thế hệ trẻ, trong đó có người vị thanh niên.
Thứ hai, chế tài hành chính. Theo quy định tại Điều 23 của nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, thì hành vi dụ dỗ hoặc lôi kéo hoặc ép buộc trẻ em bỏ nhà ra đi thì có thể bị phạt hành chính với mức xử phạt như sau:
Mức phạt | Hành vi vi phạm |
Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | – Tổ chức hoặc ép buộc trẻ em đi xin ăn; – Cho thuê hoặc cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. |
Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | – Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em; – Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động bóc lột sức lao động; – Bắt cóc trẻ em làm những công việc nặng nhọc và độc hại, ảnh hưởng an ninh trật tự và nhân cách của trẻ em. |
Ngoài ra còn phải áp dụng hình phạt bổ sung, như tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm pháp luật, buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp kiếm được từ hoạt động vi phạm pháp luật dựa trên sức lao động của trẻ, trong trường hợp có xảy ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và chịu mọi chi phí để khám chữa bệnh cho trẻ vị thành niên.
2. Cách thức xử lí khi phát hiện trẻ vị thành niên bị dụ dỗ bỏ nhà đi:
Bước 1: Khi nhận thấy hành vi của một cá nhân có dấu hiệu tội phạm với ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ vị thành niên nói riêng và gia đình của trẻ vị thành niên nói chung thì cần phải có hoạt động tố giác và báo tin về tội phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước khi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền thì cần phải xác định sơ bộ về mức độ nguy hiểm cũng như tính chất của vụ việc để tránh mất thời gian và gây khó khăn cho công tác tiếp nhận và điều tra cũng như khám phá tội phạm. Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm bao gồm: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, hoặc công an xã phường, tòa án nhân dân các cấp …
Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi phát hiện ra hành vi trên thì các chủ thể có thể tiến hành thông báo bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể nói bằng lời (trực tiếp gửi đến trụ sở hoặc báo tin thông qua điện thoại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc bằng văn bản (có thể gửi đơn thông qua đường bưu điện). Trong quá trình trình bày thì cần phải đảm bảo rõ các nội dung và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như chứng minh được sự hiểu biết của mình liên quan đến lĩnh vực mà mình thông báo.
Bước 3: Tiếp nhận giấy tờ thông báo và giải quyết tin báo tố giác về tội phạm. Trong khoảng thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và xác minh sự việc, sau đó sẽ có văn bản gửi đến người tuổi tác thông báo về việc kết quả điều tra. Nếu xét thấy trong trường hợp khẩn cấp hoặc đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ tiến hành khởi tố giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
3. Một số lưu ý trong quá trình quản lí trẻ vị thành niên:
Thứ nhất, gia đình và nhà trường cần quan tâm và chăm sóc trẻ vị thành niên nhiều hơn. Cần có những biện pháp giáo dục và định hướng tâm lý cho trẻ vị thành niên khi họ đến độ tuổi thay đổi về mặt tâm sinh lý. Nhà trường và toàn thể xã hội cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi các loại tội phạm xấu trong xã hội, như lồng ghép những bài giảng trong các chương trình giảng dạy, có những lớp học dạng về kỹ năng sống và biện pháp tuyên truyền pháp luật, giáo dục nhận thức cho học sinh về giới tính và tình cảm, cũng như chuẩn bị hành trang để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trong trường hợp xấu nhất.
Thứ hai, cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần, cần hướng dẫn cho trẻ biết hành vi của mình là trái pháp luật hay đúng pháp luật, không nên bỏ mặc và cần dành cho trẻ những tình yêu thương của cả bố và mẹ. Quan tâm và dạy bảo trẻ phát triển toàn diện về mặt đạo đức.
Thứ ba, cần có sự nhắc nhở và quan tâm con trong bất cứ hoàn cảnh nào, cần lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của trẻ cũng như thấu hiểu cho trẻ trong độ tuổi phát triển về mặt tâm sinh lý. Hỗ trợ và khuyến khích trẻ cân bằng giữa việc học và việc nghỉ ngơi, tránh trường hợp để trẻ cảm thấy bực bội và chán nản phát sinh mâu thuẫn giữa trẻ và bố mẹ. Có như vậy thì trẻ mới có thể giữ tình cảm nhất định với gia đình của chính mình và hạn chế trường hợp mong muốn bỏ nhà ra đi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.