Đánh giá tác động môi trường là sự đánh giá về khả năng tích cực hoặc tiêu cực của một dự án đầu tư nhất định, hướng tới mục tiêu đảm bảo các nhà sản xuất thực sự an tâm đối với các tác động của dự án mình đang thực hiện. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những dự án nào cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Mục lục bài viết
1. Dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường 2022 có quy định về đánh giá tác động bảo vệ môi trường. Theo đó, đánh giá tác động bảo vệ môi trường là khái niệm để chỉ quá trình phân tích, nhận dạng, đánh giá, dự báo tác động của các công trình dự án đến môi trường, sau khi đánh giá phân tích thì sẽ đưa ra các biện pháp nhằm mục đích giảm thiểu tối đa tác động xấu của các công trình dự án đầu tư đến môi trường.
Khi thuộc một trong những trường hợp nhất định thì các dự án cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
+ Các loại hình dự án đầu tư nhóm I căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022;
+ Các loại hình dự án đầu tư nhóm II căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022.
Theo đó, những dự án đầu tư cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm 02 nhóm cơ bản sau đây:
(1) Các dự án đầu tư nhóm I. Trong đó bao gồm:
+ Các dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ cao gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường với quy mô lớn và công suất lớn, các dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, các loại hình dự án có nhập khẩu sản phẩm phế liệu từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam để sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất;
+ Các loại hình dự án đầu tư thuộc quy mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường với công suất trung bình, tuy nhiên có bao hàm nhiều yếu tố nhạy cảm liên quan đến vấn đề môi trường, các loại hình dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường với công suất lớn tuy nhiên bao hàm một số yếu tố nhạy cảm trong lĩnh vực môi trường;
+ Các loại hình dự án có sử dụng đất, loại hình dự án có sử dụng mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn, hoặc với quy mô trung bình tuy nhiên kèm theo nhiều yếu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường;
+ Các loại hình dự án khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước với quy mô và công suất lớn, hoặc khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước với quy mô công suất trung bình tuy nhiên kèm theo nhiều yếu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường;
+ Các loại hình dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô trung bình trở lên tuy nhiên có bao gồm nhiều yếu tố nhạy cảm trong lĩnh vực môi trường;
+ Các loại hình dự án có yêu cầu gì dân, dự án có yêu cầu tái định cư với quy mô lớn.
(2) Các dự án đầu tư nhóm II. Bao gồm:
+ Dự án sử dụng đất, dự án có sử dụng mặt nước, dự án sử dụng khu vực biển với quy mô trung bình, hoặc sử dụng với quy mô nhỏ tuy nhiên kèm theo dấu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, dự án khai thác tài nguyên nước với quy mô công suất trung bình, khai thác khoáng sản hoặc khai thác tài nguyên nước với quy mô công suất nhỏ tuy nhiên có kèm theo nhiều yếu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường;
+ Loại hình dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ tuy nhiên có kèm theo yếu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường;
+ Các dự án có yêu cầu di dân, dự án có yêu cầu tái định cư với quy mô trung bình.
2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải có nội dung liên quan đến xuất xứ của loại hình dự án đầu tư, các thông tin liên quan đến chủ dự án đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt loại hình dự án đầu tư, căn cứ pháp lý để xây dựng dự án đầu tư, cơ sở kĩ thuật phục vụ cho quá trình xây dựng dự án đầu tư, phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp sử dụng trong quá trình xây dựng dự án đầu tư;
-
Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng, quy hoạch cấp tỉnh, quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Đánh giá về quá trình lựa chọn công nghệ, khoa học kĩ chú thuật, lựa chọn hạng mục công trình, các hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
-
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện đa dạng sinh học, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, nhận dạng các đối tượng có liên quan, các đối tượng bị tác động, các yếu tố nhạy cảm trong vấn đề môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư đó, thuyết minh về sự phù hợp trong quá trình lựa chọn địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
-
Nhận dạng báo cáo tác động môi trường, đánh giá báo cáo tác động môi trường, dự báo các tác động môi trường chính, các loại chất thải phát sinh theo từng giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tác động trực tiếp đến môi trường, quy mô chất thải, tính chất của chất thải phát sinh, tác động của dự án đầu tư đối với vấn đề đa dạng sinh học, tác động đối với di sản thiên nhiên, đối với di tích lịch sử văn hóa và các yếu tố nhạy cảm khác bên ngoài, tác động do yếu tố giải phóng mặt bằng, do di dân, do hoạt động tái định cư theo quy định của pháp luật, nhận dạng và đánh giá sự cố môi trường hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư;
-
Kết quả tham vấn của cơ quan có thẩm quyền, kết luận của chủ dự án đầu tư, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư;
-
Chương trình quản lý môi trường và giám sát môi trường;
-
Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải, lưu giữ chất thải;
-
Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đầu tư đến môi trường, phương án cải tạo môi trường, phục hồi môi trường sau khi hoàn thành dự án đầu tư, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học, phương án ứng phó sự cố môi trường, phương án phòng ngừa sự cố môi trường.
3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về thẩm quyền tiến hành thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó:
-
Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư như sau: Các loại hình dự án đầu tư nhóm I quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022, các dự án đầu tư thuộc nhóm II căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 thuộc thẩm quyền quyết định và chấp thuận chủ trương của cơ quan có thẩm quyền đó là Quốc Hội và Chính phủ, các loại hình dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, các loại hình dự án đầu tư tại vùng biển chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các loại hình dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản và sử dụng tài nguyên nước của Bộ tài nguyên và Môi trường;
-
Bộ quốc phòng, Bộ công an là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các loại hình dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng an ninh;
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các loại hình dự án đầu tư trên địa bàn thuộc quản lý của mình. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành dự án đầu tư, đồng thời phối hợp trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các loại hình dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: