Hiện nay, tốc độ kinh tế phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề đời sống, xã hội được phát triển theo. Chính vì vậy, các dự án đầu tư phát triển ngày càng được hình thành để đáp ứng cho nhu cầu sống hằng ngày, vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng tìm hiểu về dự án đầu tư phát triển và quy định về dự án đầu tư phát triển.
Mục lục bài viết
1. Dự án đầu tư phát triển là gì?
Theo luật Đấu thầu 2013 quy định về khái niệm dự án đầu tư phát triển được giải thích cụ thể như sau: “Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.”
Tóm lại, với bất cứ dự án đầu tư xây dựng nào, cho dù nguồn vốn huy động là bao nhiêu, nếu muốn thực thi thì đều phải tuân theo
Dự án đầu tư phát triển tiếng Anh là Development investment project
Một số thuật ngữ có liên quan bằng tiếng Anh:
Dự án đầu tư phát triển | Development investment project |
Giấy phép | License |
Chương trình | Programme |
Quy hoạch | Zoning |
Xây dựng | Build |
Công nghệ | Technology |
Luật đầu thầu | Bidding Law |
2. Đặc điểm của dự án đầu tư phát triển:
– Tiền vốn đầu tư vào lao động, vật tư cho hoạt động phát triển là rất lớn.
– Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình đầu tư.
– Với những dự án mang tầm quốc gia, nguồn lực lao động sử dụng là rất lớn.
– Theo đánh giá dự án đầu tư, thời gian thực hiện là rất dài, được tính từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành và đi vào hoạt động.
– Quá trình vận hành chịu nhiều tác động lẫn tích cực và tiêu cực, đến từ những yếu tố kinh tế, chính trị, tự nhiên và xã hội.
– Dự án đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Vì hình thức này sở hữu quy mô đầu tư lớn, thời gian đầu tư và vận hành dài.
3. Quy định về dự án đầu tư phát triển:
Thứ nhất, dự án đầu tư phát triển yêu cầu những vấn đề sau đây:
– Tính thực tiễn
Khi đề ra nội dung dự án đầu tư phát triển, chúng ta cần phải xem xét, nghiên cứu và đánh giá thật kỹ càng. Sao cho các điều kiện và hoàn cảnh liên quan phải phù hợp đến hoạt động đầu tư
– Tính khoa học
Dự án nghiên cứu đầu tư phát triển phải được soạn thảo một cách chi tiết, cụ thể và tỉ mỉ. Từng nội dung trong dự án phải được tính toán chính xác và kỹ lưỡng, đảm bảo không xuất hiện bất kỳ sai sót nào. Trong đó, mục nội dung tài chính cần phải đặc biệt lưu ý nhất.
– Tính pháp lý
Yêu cầu của dự án phát triển là gì? Một trong số đó là tính pháp lý. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng phải tuân theo. Theo đó, mọi dự án đầu tư phát triển đều phải được xây dựng dựa vào cơ sở pháp lý vững chắc.
Đảm bảo đúng với luật pháp và chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Để thực hiện được điều này, yêu cầu người tiến hành dự án phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, cập nhật kịp thời phát luật và chính sách Nhà nước.
– Tính đồng nhất
Những dự án đầu tư đều phải tuân theo các quy định của cơ quan chức năng về đầu tư phát triển, bao gồm các quy định về thủ tục. Đối với các dự án mang tính quốc tế, doanh nghiệp cần phải tuân theo những quy định chung mang tính quốc tế.
Trước khi dự án đầu tư được triển khai, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu để quá trình thực hiện được suôn sẻ, không vi phạm những quy định hay pháp luật mà Nhà Nước ban hành.
Thứ hai, phân loại dự án đầu tư phát triển
+ Theo bản chất của đối tượng đầu tư:
Đầu tư cho các đối tượng vật chất (Đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng ,máy móc thiết bị…)
Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…)
+ Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia,dự án nhóm A,B,C
+ Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành.
+ Theo thời gian hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất.
+ Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
+ Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài .
+ Theo vùng lãnh thổ: đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn…
4. Vai trò của dự án đầu tư phát triển:
Thứ nhất, trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
Theo góc nhìn vĩ mô, dự án đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động đầu tư trong nước và cả nước ngoài. Theo đó, hai hoạt động này có mối quan hệ hữu cơ khá mật thiết, tác động lẫn nhau. Giúp nền kinh tế tăng trưởng một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất.
Khi hoạt động đầu tư trong nước đạt hiệu quả, một nền kinh tế ổn định sẽ được xây dựng, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Không những thế, cơ sở pháp lý còn được hoàn thiện, hạ tầng ngày một hiện đại. Đây chính là bàn đạp để việc sử dụng và tiếp nhận đầu tư nước ngoài hiệu quả nhất.
Nguồn vốn mà các doanh nghiệp đầu tư trong nước để mở rộng sản xuất có vai trò to lớn để tạo khả năng tốt cho đầu tư nước ngoài. Bởi hình thức này chủ yếu thông qua những công ty đa quốc gia. Mà hầu hết những doanh nghiệp này đều chọn đối tác có tiềm năng, tương xứng để nhận đầu tư.
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, nhà nước đã khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư để phát triển quy mô sản xuất. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh với các công ty nước ngoài.
Thứ hai, trên giác độ các đơn vị kinh tế của đất nước
– Quyết định khả năng tăng trưởng
Vậy đối với các doanh nghiệp trong nước, vai trò dự án đầu tư mới là gì? Đầu tư là một hoạt động chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của cả tổ chức. Để hoàn thành những mục tiêu kinh của mình, doanh nghiệp phải đầu tư một mức vốn dài hạn và bổ sung những tài sản cần thiết.
Để có thể tối đa hóa giá trị tài sản, doanh nghiệp cần phải có chiếc lược cụ thể trong việc tiếp cận và lựa chọn các dự án đầu tư phát triển phù hợp. Nếu không tìm được ý tưởng phát triển mới, doanh nghiệp sẽ không thể nào tăng trưởng được. Đặc biệt là với thị trường có nhiều sự cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.
– Khẳng định được vị thế
Nếu muốn có vị thể nhất định trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ, tìm ra những hoạt động phù hợp để đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Có như vậy mới đủ sức cạnh tranh và loại bỏ được những đối thủ tiềm năng khác.
Tùy theo mục đích của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư có thể tập trung vào phát triển hoặc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, thu được lợi nhuận cao. Theo cơ cấu tài sản đầu tư, đầu tư của doanh nghiệp có thể được phân loại như sau:
· Đầu tư tài sản cố định.
· Đầu tư tài sản lưu động
· Đầu tư tài sản tài chính.
Căn cứ vào mục đích đầu tư của doanh nghiệp mà có thể phân ra thành các loại như sau:
· Đầu tư năng lực sản xuất
· Đầu tư đổi mới sản phẩm
· Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
· Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
+ Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
+ Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
+ Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
+ Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
+ Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
+ Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
+ Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
+ Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
+ Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
+ Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đầu thầu 2023;