Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một trong những bộ phận quan trọng thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trên địa bàn toàn quốc. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những dự án, công trình nào sẽ do Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt thiết kế?
Mục lục bài viết
1. Dự án, công trình do Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì lực lượng phòng cháy chữa cháy ở nước ta bao gồm các lực lượng cơ bản sau đây:
-
Lực lượng dân phòng;
-
Lực lượng phòng cháy chữa cháy ở cấp cơ sở;
-
Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành;
-
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Như vậy, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được xem là một trong những lực lượng nòng cốt với vai trò đảm bảo an toàn, trật tự khi xảy ra sự cố cháy nổ. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy là lực lượng thuộc Công an nhân dân, là một bộ phận không thể thiếu của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
1.1. Dự án, công trình thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế của Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ, các dự án và công trình thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm:
-
Nhà ở có chiều cao trên 150m;
-
Công trình xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; ngoại trưởng các cơ sở quốc phòng an ninh hoạt động phục vụ cho mục đích quân sự;
-
Dự án quan trọng cấp Quốc gia; nhà Quốc hội; phủ Chủ tịch; trụ sở của Chính phủ; trụ sở của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nhà làm việc của cơ quan Công an cấp trung ương;
-
Dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư, đáp ứng đầy đủ tiêu chí phân loại dự án thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư (ngoại trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư) có công trình thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn trên 30.000 m2;
+ Nhà cao với số lượng từ 25 tầng trở lên: Là khu vực nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà ở ký túc xá, nhà khách, nhà nghỉ, nhà của các cơ sở bưu điện, trung tâm lưu trữ, cơ sở viễn thông, cơ sở phát hành, cơ sở truyền hình, quản lý dữ liệu;
+ Cảng hàng không, công trình tàu điện ngầm;
+ Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ;
+ Nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học với tổng công suất trên 500.000 tấn sản phẩm/năm; kho xăng dầu với tổng dung tích khối lượng chứa trên 100.000 m3; kho chứa khí hóa lỏng với tổng dung tích số lượng chứa trên 100.000 m3;
+ Khu liên hợp gang thép với tổng dung tích lò trong khu liên hợp đó trên 1000 m3; nhà máy in tiền được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật; nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp ôtô của tổng sản lượng trên 10.000 xe/năm; nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp phương tiện xe máy có tổng sản lượng của toàn bộ nhà máy trên 500.000 xe/năm; nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, nhà máy sản xuất hóa chất nguy hiểm độc hại, sản xuất hóa chất vô cơ, hóa chất hữu cơ, hóa chất công nghiệp khác có tổng sản lượng từ 10.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất, các kho/trạm chiết nạp sản phẩm hóa dầu với tổng sản lượng từ 50.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất pin hóa học với tổng sản lượng của toàn bộ nhà máy trên 250 triệu viên/năm;
+ Nhà máy sản xuất, nhà máy tái chế ắc quy với tổng sản lượng của toàn bộ nhà máy trên 300.000 kWh/năm; nhà máy bột giặt, nhà máy giấy với tổng sản lượng trên 100000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất thuốc lá với tổng khối lượng của toàn bộ nhà máy trên 200.000.000 bao thuốc lá/năm; nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp điện tử, trong đó bao gồm nhà máy sản xuất và lắp ráp điện lạnh với tổng khối lượng trên 300.000 sản phẩm/năm; nhà máy chế tạo linh kiện, nhà máy chế tạo phụ tùng thông tin, điện tử có tổng sản lượng trên 400.000.000 sản phẩm/năm;
+ Công trình nhiệt điện với tổng công suất của toàn bộ công trình từ 600 MW trở lên; công trình thủy điện với tổng công suất của toàn bộ công trình trên 1000 MW; các công trình điện rác với tổng công suất trên 70 MW; các trạm biến áp điện áp với tổng công suất từ 500 kV trở lên;
+ Công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật có liên quan trực tiếp đến phòng cháy chữa cháy của khu công nghiệp với tổng diện tích trong khu công nghiệp đó từ 500 ha trở lên.
1.2. Dự án, công trình thuộc thẩm quyền duyệt thiết kế của Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục Vb ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ, các dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
-
Các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an ninh an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quản lý, ngoại trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh an toàn phòng cháy chữa cháy đã được các cơ sở quốc phòng chế tạo, được cơ sở quốc phòng hoán cải chuyên dùng sử dụng cho hoạt động quân sự theo phân cấp phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn được liệt kê tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ, ngoại trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng và các dự án, công trình được quy định tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ (nêu trên);
-
Các dự án, công trình trên địa bàn quản lý được liệt kê cụ thể tại phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, trong trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng thuộc trường hợp được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng trong các dự án, công trình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013 có quy định về vấn đề quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy. Theo đó:
-
Phương tiện phòng cháy chữa cháy của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bắt buộc phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng phục vụ cho mục đích chữa cháy khi có sự cố xảy ra;
-
Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng để phục vụ cho yêu cầu đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn trật tự xã hội và được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định cụ thể của Chính phủ.
Đồng thời, cần phải lưu ý thêm về vấn đề sản xuất và nhập khẩu phương tiện phòng cháy chữa cháy. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Văn bản hợp nhất Luật phòng cháy chữa cháy năm 2013 có quy định về vấn đề sản xuất và nhập khẩu phương tiện phòng cháy chữa cháy như sau:
-
Phương tiện phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu tại nước ngoài đảm bảo đầy đủ chất lượng, đáp ứng đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
-
Tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh phương tiện phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về chuyên môn kĩ thuật trong quá trình hoạt động theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: