Đốt nhà người khác phạm tội gì? Trách nhiệm hình sự khi đốt nhà gây thiệt hại tài sản và thương tích cho người khác.
Đốt nhà người khác phạm tội gì? Trách nhiệm hình sự khi đốt nhà gây thiệt hại tài sản và thương tích cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Minh và gia đình ông Công là láng giờ láng giống, có mẫu thuận với nhau. Tháng 2/2014, hai bên xảy ra xô xát, Minh bị đánh gãy sống mũi, thuơng tật 12%. Rạng sáng ngày 14/4/2014 thấy có người trong nhà, Minh đã đổ xăng, châm lửa đốt nhà ông Công và đừng dây điện cột trai cửa ngoài. Hậu quả là làm cháu ông Công mới 3 tuổi bị bỏng nặng, thuơng tật 20% vợ ông công thuơng tật 10%, tài sản và căn nhà thiệt hại không đáng kể.
1. Ai phạm tội? Phạm tội gì? Vì sao?
2. Tội phạm chấm dứt ở giai đoạn nào?
3. Cần làm rõ những vẫn đề gì để xác định trách nhiệm hình sự được đúng đắn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, xác định hành vi phạm tội
– Đối với hành vi của ông Công:
Tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Theo thông tin bạn trình bày, Minh và ông Công có sảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô sát, Minh bị ông Công đánh gãy sống mũi, thương tật 12%. Không rõ việc mâu thuẫn xuất phát từ phía nào, ông Công đánh Minh nhưng không biết hành vi cụ thể như thế nào? Có dùng hung khí hay không? Nếu ông Công cố ý gây thương tật cho Minh và tỷ lệ thương tật là 12% thì ông Công phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
– Đối với hành vi của Minh
Tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 có quy định như sau:
Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Theo thông tin bạn trình bày rạng sáng ngày 14/4/2014 thấy có người trong nhà, Minh đã đổ xăng, châm lửa đốt nhà ông Công và dùng dây điện cột trái cửa ngoài. Hậu quả là làm cháu ông Công mới 3 tuổi bị bỏng nặng, thương tật 20% vợ ông công thương tật 10%, tài sản và căn nhà thiệt hại không đáng kể. Căn cứ những tình tiết mà bạn trình bày thì Minh thực hiện hành vi với lỗi cố ý và hành vi của Minh có dấu hiệu của Tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999.
Thứ hai, tội phạm chấm dứt ở giai đoạn nào?
– Đối với hành vi ông Công đánh Minh gây thương tật 12%: Tội phạm hoàn thành.
– Đối với hành vi Minh cố ý đổ xăng, châm lửa, buộc cửa khi thấy người ở trong nhà: Hậu quả chết người chưa xảy ra nên căn cứ theo quy điịnh tại Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 thì Minh thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Điều 18. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, những vấn đề cần làm rõ để xác định trách nhiệm hình sự đúng đắn
Tại Điều 2 Bộ luật hình sự 1999 có quy định như sau:
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xác định trách nhiệm hình sự đúng đắn cần xem xét các yếu tố sau:
– Thực hiện tội phạm trên thực tế: Thực hiện một hành vi (hành động, không hành động) có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
– Năng lực chịu trách nhiệm hình sự: Tại Điều 12 và Điều 13 Bộ luật hình sự 1999 có quy định như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với tình huống của bạn nêu ra thì để xác định trách nhiệm hình sự đối với Minh và ông Công thì cần xác định rõ:
+ Hành vi của Minh đã cấu thành Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) hay chưa?
+ Hành vi của ông Công đã cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự 1999) hay chưa?
+ Tuổi của Minh và ông Công? (Điều 12 Bộ luật hình sự 1999).
+ Ông công và Minh có thuộc trường hợp tại Điều 13 Bộ luật hình sự 1999 hay không?