Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Cách viết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương?
Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đã kéo theo nhiều vấn đề cũng được hình thành. Ngoài hoạt động trao đổi hàng hóa, mua bán trong nước thì hoạt động mua bán với các nước cũng được diễn ra mạnh mẽ hơn. Và một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm trong các hoạt động này chính là việc sử dụng đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương. Vậy, đồng tiền thanh toán, cách viết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
1. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là gì?
Trước khi giới thiệu bạn đọc biết đến khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi với tên thông thường là
Theo đó, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là phương tiện để thanh toán trong các giao dịch, nua bán hàng hóa của các nướ xuất khẩu và nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương được dịch sang tiếng anh như sau: The currency of payment in a foreign trade contract
Khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương được dịch sang tiếng anh như sau:
The currency of payment in a foreign trade contract is a means of payment in transactions and sales of goods of exporting and importing countries or a third country depending on the agreement of the parties involved.
3. Cách viết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
Để hợp đồng ngoại thương đạt được mục đích ban đầu đề ra giữa các bên và hạn chế những tranh chấp xảy ra thì việc viết điều khoản thanh toán có vai trò rất quan trọng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận phương thức thanh toán
Bất kỳ một hợp đồng kinh tế hay ngoại thương nào thì sẽ luôn cần có sự thỏa thuận và thống nhất với nhau về phương thức thanh toán được ghi trong hợp đồng. Phương thức thanh toán sẽ được các bên lựa chọn dựa vào sự tin tưởng giữa các bên, khả năng thanh toán, thời gian và phụ thuộc vào loại hàng hóa được thực hiện mua bán với nhau.
Đối với các doanh nghiệp thì việc lựa chọn phương thức thanh toán có giá trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Việc chậm thanh toán hay không thanh toán dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, một phần vì những giao dịch mang tính quốc tế nên khoản cách địa lý rất khó khăn cho việc thỏa thuận trao đổi thanh toán. Chính vì vậy, để hạn chế được những rủi ro đáng có thì các bên nên thỏa thuận phương thức thanh toán ngay từ đầu và ghi trong hợp đồng ngoại thương. Bên cạnh đó, do sự khác biệt văn hóa, sự chệnh lệch về khả năng tài chính, quy mô cũng như về đồng tiền thanh toán, các bên nên lựa chọn những phương thức phù hợp, mang tính chất chuyển nghiệp, có hơn hết là có sự tham gia, hỗ trợ của bên thức ba – trong trường hợp các tổ chức tín dụng, ngân hàng như:
- Chuyển tiền bằng điện;
- Phương thức thanh toán nhờ thu;
- Phương thức tín dụng chứng từ;
- Một số phương thức khác theo tập quán thanh toán quốc tế;
- Chuyển tiền bằng thư;
Thứ hai, thời gian thanh toán
Thời hạn thanh toán được các bên thỏa thuận sau khi đồng ý mua bán hàng hóa với nhau. Thông thường trong thương mại quốc tế thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện theo các giai đoạn cụ thể do các bên thỏa thuận. Cụ thể, có thể trả trước, trả sau khi nhận được hàng, trả ngay khi nhận hàng hoặc kết hợp cả ba hình thức trên.
Tuy nhiên, để thuận tiện và linh hoạt trong quá trình thanh toán và bán được hàng thì bên bán sẽ cho phép bên mua thanh toán theo nhiều giai đoạn khác nhau.
- Trả trước khi giao hàng là cách người mua cấp tín dụng cho người bán, vì vậy trong giá hàng hai bên đều phải tính toán lợi nhuận mà nguoif mua bị mất do trả tiền sớm, người bán nhận được khi chưa giao hàng để có giá mua bán thích hợp. Cách trả này thường được áp dụng khi người mua thế yếu hoặc tầm quan trọng của hàng hóa.
- Trả ngay là hình thức khi bên mua hàng nhận được hàng hóa của bên bán, kiểm trả đủ số lượng, đảm bảo chất lượng hàng hóa như thỏa thuận thì ngay lúc này bên nhận hàng tiến hành thanh toán và nhận được chứng từ thanh toán của bên mua. Cách trả tiền này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Trả tiền sau là cách thanh toán ít được các doanh nghiệp sử dụng vì tính đảm bảo của nó không cao, khả năng xảy ra tranh chấp. Đây là hình thức người bán cấp tín dụng cho người mua hàng, vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng người ta sẽ tính phần lãi suất bị mất, rủi ro tiền tệ vào trong giá hàng. Giá hàng trả sau bao giờ cũng cao hơn so với giá hàng trả trước và giá hàng trả ngay.
- Trường hợp kết cả 03 cả phương thức trên thì các doanh nghiệp có thể tự thỏa thuận với nhau thanh toán theo từng giai đoạn. Tức là, giai đoạn thanh toán trước sẽ thanh toán 25% giá trị hàng hóa, đây được xem là một khoản cọc để đảm bảo hàng hóa. Tiếp theo thanh toán 50% giá trị hàng hóa ngay tại thời điểm nhận được hàng hoặc chứng từ thanh toán. Sau cùng, các bên có thể thỏa thuận sau khi nhận hàng được 01 tháng hoặc hơn vào thanh toán tiếp 25% giá trị hàng hóa còn lại.
Thứ ba, phương thức thanh toán
Mỗi một phương thức thanh toán đều có vai trò rất quan trọng mà tùy theo mức độ án toàn khác nhau và giá trị hàng hóa các doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Việc lựa chọn phương thức thanh toán sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro
Một, phương thức thanh toán chuyển tiền
Chuyển tiền là một phương thức được khá nhiều người sử dụng vì sự thuận lợi, nhanh chóng. Đa phần những người sử dụng phương thức này là người trả tiền, người mua, người nhập khẩu,…họ chỉ cần yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi tức là người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu,…ở một địa điểm nhất định.
Với hình thức này, ngân hàng chuyển tiền thông qua địa lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian chuyển tiền giữa người mua và người bán.
Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền sẽ bao gồm người chuyển tiền hay người trả tiền thông thường là những người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư…người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài. Và người thừa hưởng là những người xuất khẩu, chủ nợ, người nhân vốn đấu tư,..do người chuyển chỉ định.
- Ngân hàng chuyển tiền: Là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.
- Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng trả tiền cho người thủ hưởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền.
Các phương thức chuyển tiền được sử dụng hiện nay:
- Chuyển tiền bằng thư hay còn gọi là qua mail tranfer – M/T: Đây là phương thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. Chuyển tiền bằng thư chậm nhưng có chi phí thấp. Ngày nay, chuyển tiền bằng thư rất là hạn chế.
- Chuyển tiền bằng điện hay còn gọi là telegraphic transfer – T/T: Đây là hình thức chuyển tiền mà người chuyển tiền sử dụng lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng mạng SWIF. Đây là một phương thức được nhận xét hiện đại và phổ hiện nay nhất, nó diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn bằng thư. Tuy nhiên, chuyển tiền bằng điện sẽ tốn chi phí hơn nếu so với chuyển tiền bằng thư.
Hai, phương thức nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán sau khi đã giao hàng/dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng phụ vụ mình thu hộ số tiền ghi hộ chiếu, có nhờ thu chứng từ hoặc không nhờ thu trơn kèm theo điều kiện chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
- Nhờ thu hối chứng từ dịch sang tiếng anh là Documentery collection
Theo phương thức này để khống chế người mua, người bán sau khi gửi hàng lập, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại: trả tiền khi nhận chứng từ.
- Nhờ thu hối phiếu trơn được dịch sang tiếng anh Clean collection
Theo phương thức này người bán sau khi giao hàng, lập chứng từ gửi cho người mua để người mua đi nhận hàng. Người bán lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng. Phương thức này khi sử dụng sẽ phát sinh nhiều rủi ro, người mua không thể có tiền để chi trả, trong khi họ đã nhận hàng, hoặc giá hàng trên thị trường giảm, người mua không muốn nhận hàng nữa,…Vì vậy ngân hàng sẽ không thu được tiền hộ người bán.
Ba, chứng từ thanh toán kèm chứng từ
- Phương thức tín dụng chứng từ hay dịch sang tiếng anh Documentary credit
Đây là phương thức trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bá hay bất cứ người nào theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng.
- Phương thức ủy thác mua dịch sang tiếng anh Authority to purchase
Theo phương thức này người mua ủy thác cho ngân hàng mua hối phiếu và chứng từ do người ván xuất trình sau khi giao hàng. Hoạt động trả tiền thường được thực hiện tại nước người bán nên rất thuận lợi cho người bán khi thu nhận tiền sau khi bán hàng.
Thứ tư, thỏa thuận địa điểm thanh toán
Địa điểm để áp dụng đối với phương thức thanh toán bằng tiền mặt, các bên cần thỏa thuận ngay từ thời điểm ban đầu về địa điểm thanh tóa là tại nơi bán hay địa điểm giao nhận hàng, trụ sở của bên mau hoặc một địa điểm khác do một trong hai bên ấn định. Nếu áp dụng phương thứ thanh toán qua nghiệp vụ ngân hàng, các bên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh toán phù hợp với tình hình thực tế đối với địa lý, độ tin cậy và giá trị hàng hóa, sản phẩm.
Như vậy, để có thể đảm bảo hoạt động thanh toán trong quá trình giao kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về đồng tiền thanh toán là gì? Cách viết điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.