Hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác nếu người trực tiếp thực hiện hành vi này có sự hỗ trợ của người đồng phạm thì các cá nhân này vẫn bị xử lý theo đung quy định. Vậy đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đồng phạm là gì? Đồng phạm gồm những ai?
Với tình hình tội phạm diễn ra ngày càng nhiều với các tình tiết phức tạp thì việc xác định đồng phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định dấu hiệu của tội phạm cũng như hỗ trợ rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có nhiều đối tượng tham gia.
Với cách hiểu thông thường thì đồng phạm được hiểu là một hay nhiều đối tượng cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Đồng thời, Theo quy định tại khoản 1 Điều 17
– Người tổ chức được xác định là người đứng ra làm chủ mưu, cầm đầu, có khả năng chỉ huy lãnh đạo những người khác thực hiện tội phạm. Người này giữ vai trò quan trọng và thường xuất hiện trong các vụ án phạm tội có tổ chức quy mô và chuyên nghiệp. Lưu ý không phải mọi vụ án đầu có người tổ chức.
– Cá nhân được coi là người thực hành sẽ xác định thông qua việc người này trực tiếp thực hiện tội phạm, hành vi thực hiện là nguyên nhân tiếp gây nên hậu quả xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác;
– Người xúi giục được hiểu là người có sự kích động, dụ dỗ và thúc đẩy người khác để người này hiện quá trình phạm tội. Người giữ vị trí là xúi giục một cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ diễn ra trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội; đồng thời, hành vi được coi là xúi giục phải nhằm vào một loại tội phạm cụ thể hoặc người phạm tội cụ thể. Trong trường hợp hành vi đó chỉ là một lời nói có tính chất
– Người giúp sức là người có sự hỗ trợ, tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất trong một người khác thực hiện tội phạm hành vi của người giúp sức được thể hiện với các trường hợp dưới đây:
+ Người này tiến hành cung cấp công cụ, phương tiện thông tin cần thiết để hỗ trợ người khác thực hiện tội phạm;
+ Quá trình thực hiện tội phạm đánh giá nếu có những cản trở nhất định thì người này đứng ra khắc phục những trả lại cho việc thực hiện tội phạm để đảm bảo hành vi vi phạm này được diễn ra;
+ Có dấu hiệu hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản mà do hành vi phạm tội thực hiện.
2. Đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?
Cá nhân được xác định là đồng phạm thuộc một trong bốn trường hợp đã nêu phía trên có thể bị trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào tính chất ở mức độ người này hỗ trợ giúp sức khi thực hiện hành vi vi phạm. Để có thể xác định về trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm theo quy định thì cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tuân thủ nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này, cụ thể:
– Một người được xác định là đồng phạm trong một hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách chung về toàn bộ tội phạm như bị xét xử, truy tố về cùng tội danh và cùng điều luật;
– Người đồng phạm sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:
+ Cá nhân này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi mà đồng phạm khác thực hiện vượt quá;
+ Những người này hoàn toàn có quyền được áp dụng các tình tiết như tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tình tiết này sẽ được áp dụng cho từng người cụ thể chứ không áp dụng cho toàn bộ.
Với quy định nêu trên đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích thì mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về việc mà cùng thực hiện hành vi gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác. Căn cứ trên tình hình thực tế để áp dụng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì mỗi cá nhân này sẽ được áp dụng riêng.
Đảm bảo được nguyên tắc nêu trên thì đồng phạm trong tội này cũng hoàn toàn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mức phạt được quy định tại Điều 134
Căn cứ theo quy định xử lý hành vi cố ý gây thương tích thì người phạm tội nếu cố ý gây thương tích cho một người khác có thể bị áp dụng hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm, thậm chí là bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20 năm tùy từng tính chất vụ việc; khung hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội cố ý thương tích đó là tù chung thân.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi giải quyết vụ án đồng phạm:
– Thứ nhất: Cách xác định chủ thể đặc biệt trong đồng phạm
Cá nhân được xác định là chủ thể đặc biệt thì trong vụ án phải trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, trong trường họp không đảm bảo điều kiện này thì không thể xác định người này là chủ thể của tội phạm đó được. Chỉ cần người thực hành có những đặc điểm của chủ thể đó còn những người đồng phạm khác giữ vai trò, vị trí khác không nhất thiết phải có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt.
Ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu: Đối với vụ án tham ô tài sản thì người nào sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi tham ô thì người này chính xác là người thực hành- chủ thể đặc biệt; còn còn những người đồng phạm khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức).
– Thứ hai: Liên quan đến việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm:
Trong một số trường hợp những người đồng phạm không thực hiện tội phạm đến cùng bởi bị ảnh hưởng nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó. Trong trường hợp một cá nhân thực hiện xúi giục nhưng người bị xúi giục không thực hiện hành vi trên thực tế thì chỉ riêng người có hành vi xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Cá nhân được xác định là người giúp sức có hành vi trực tiếp để giúp sức cho người khác để thực hiện tội phạm, nhưng người này đã không sử dụng sự giúp sức đó hoặc có chuyển biến về suy nghĩ mà sử dụng vào việc thực hiện một tội phạm khác, thì người có hành vi giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định giúp sức.
– Thứ ba: Cá nhân là đồng phạm có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì các điều kiện đặt ra như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội người thực hành đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Hướng giải quyết đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thuộc một trong các điều kiện được nêu dưới sau:
+ Xét về thời điểm: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đã kịp thời dừng lại việc thực hiện tội phạm trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm;
+ Người này có sự chuyển biến về suy nghĩ và lựa chọn hành động làm mất tác dụng của những hành vi trước đó để ngăn chặn tội phạm như: có sự
– Thứ tư: Cách xác định trường hợp người thực hành có hành vi vượt quá
Khi các cá nhân cùng tham gia thực hiện hành vi vi phạm nhưng mỗi người có vai trò khac nhau thì mỗi người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm được xác định là một trong các cá nhân là đồng phạm thực hiện vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi này có thể cấu thành tội phạm khác hoặc thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.
Trong đó, hành vi vượt quá của người đồng phạm được hiểu là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi này có thể cấu thành tội phạm khác hoặc thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: