Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng mà người lao động nên hiểu rõ về chế độ này, tránh trường hợp bỏ lỡ hoặc không được hưởng đúng theo quy định. Vậy, đóng bảo hiểm đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản? Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản?
- 2 2. Mức hưởng chế độ thai sản:
- 3 3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ:
- 4 4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
1. Đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản ?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng
(1) Lao động nữ đang thực hiện thiên chức của mình là mang thai;
(2) Lao động nữ đã sinh con;
(3) Vì mục đích nhân đạo mà lao động nữ đồng ý mang thai hộ theo đúng quy định và người mẹ nhờ mang thai hộ cũng nằm trong trường hợp được hưởng chế độ này;
(4) Người lao động có nhu cầu nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ thực hiện việc đặt vòng tránh thai, triệt sản;
(6) Lao động nam tham gia đóng BHXH có vợ sinh con.
– Những cá nhân đã nêu trên thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản cũng phải đảm bảo thời gian tham gia BHXH bắt buộc:
+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi: Trường hợp (1), (2), (3) mà bài viết đã nêu;
+ Thời gian tham gia bảo hiểm trên thực tế từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh: Trường hợp (2) đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, với quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ người khác nếu đóng đủ 6 tháng được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ngoài ra, trường hợp lao động nữ đóng BHXH không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được giải quyết chế độ, lao động nữ cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Đã tham gia BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
– Đóng BHXH từ đủ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh;
– Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Đáng lưu ý: Cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì lấy ngày 15 của tháng làm thời điểm bắt đầu. Nếu sự việc này diễn ra trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó người lao động có thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư số
2. Mức hưởng chế độ thai sản :
2.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con:
Người lao động đã đảm bảo về mặt thời gian khi tham gia BHXH đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh. Theo quy định tại Điều 38, Luật bảo hiểm xã hội 2014, tiền trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Với quy định hiện hành, thì từ ngày 01/07/2023 mức lương cơ sở tăng lên mức 1.800.000/tháng nên mức hưởng của người lao động nữ sẽ được nhận 3.600.000/tháng.
2.2. Mức tiền hưởng chế độ thai sản năm 2023 trong 6 tháng nghỉ sinh:
Khi người lao động đã tham gia bảo hiểm đều đặn, thường xuyên thì trong thời gian người lao động nghỉ sinh con, xét thấy có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ sẽ được nhận trợ cấp do Cơ quan BHXH chi trả với mức cụ thể: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cùng với việc nhận khoản tiền này thì lao động nữ sẽ được đảm bảo thời gian nghỉ sinh là 06 tháng. Trong trường hợp người phụ nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi thời gian được nghỉ sinh cũng có sự thay đổi, cứ mỗi con lao động nữ sẽ được nghỉ sinh thêm 01 tháng.
2.3. Tiền dưỡng sức sau sinh:
Sau khi nghỉ sinh con theo đúng thời gian pháp luật cho phép nhưng trên thực tế sức khỏe của người lao động nữ chưa ổn định để tiếp tục thực hiện công việc thì theo quy định tại Điều 14, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã ghi nhận trường hợp lao động nữ đi làm lại sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì có thể nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày. Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sẽ bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, trước ngày 01/07/2023, tiền dưỡng sức 1 ngày là 447.000 VNĐ/ngày. Từ 01/7/2023, mức dưỡng sức sau sinh là 540.000 VNĐ/ngày.
2.4. Mức tiền thai sản cho chồng khi vợ không đóng BHXH:
Theo quy định hiện nay, khi vợ của người lao động nam mang thai thì lao động đó cũng được hưởng trợ cấp thai sản. Theo đó, căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp vợ không tham gia BHXH, chồng sẽ được hưởng tiền thai sản nếu đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con. Cụ thể:
2.4.1. Tiền trợ cấp một lần khi vợ sinh:
Theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp vợ sinh con nhưng không tham gia BHXH, mà người chồng lại đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên thì chồng được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Mức tiền trợ cấp có sự khác nhau về thời điểm sinh con của người vợ:
– Trước ngày 01/07/2023, mức trợ cấp một lần mà chồng nhận được là 1.490.000 VNĐ x 2 = 2.980.000 VNĐ cho mỗi con.
– Từ ngày 01/07/2023 trở đi mức trợ cấp một lần mà chồng nhận được là 1.8000.000 VNĐ x 2 = 3.600.000 VNĐ cho mỗi con.
2.4.2. Tiền trợ cấp trong những ngày nghỉ:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39, trong thời gian vợ nghỉ sinh con, chồng sẽ được hưởng trợ cấp sinh con theo mức hưởng như sau:
Mức hưởng = Mbq6t: 24 x số ngày nghỉ
Trong đó, Mbq6t: được hiểu là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Số ngày nghỉ mà người chồng được cho phép: Vợ sinh thường (5 ngày), vợ sinh mổ/sinh con dưới 32 tuần tuổi (7 ngày), vợ sinh đôi (10 ngày), vợ sinh 3 (13 ngày), vợ sinh đôi trở lên mà phải mổ (14 ngày).
3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ thường có sự hỗ trợ từ bên công ty nếu cá nhân này vẫn tiếp tục làm việc tại công ty. Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tại Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH và Quyết định 222/QĐ-CP năm 2021 thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:
3.1. Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
– Trong trường hợp điều trị nội trú:
+ Chuẩn bị 01 bản sao giấy ra viện;
+ Việc khám chữa bệnh có sự chuyển đổi bệnh viện khám chữa thì cần có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện;
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú;
3.2. Đối với trường hợp lao động nữ sinh con thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
– Trường hợp thông thường:
+ Con sau khi được sinh ra đời cần đem bản sao giấy khai sinh để thực hiện chế độ;
+ Hoặc trích lục khai sinh;
+ Nếu không có hai giấy tờ kể trên có thể dùng bản sao giấy chứng sinh để thay thế.
– Trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài việc phải chuẩn bị những giấy tờ như trên thì còn có thêm:
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;
+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
– Khi sự kiện người người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:
Chuẩn bị hồ sơ của trường hợp thông thường và bổ sung thêm giấy tờ về Bản sao giấy chứng tử; Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
– Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì cần phải có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
– Đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì chuẩn bị một số giấy tờ sau:
+ Khi cá nhân phải điều trị nội trú: thì cần có bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai để chứng minh sự kiện diễn ra trên thực tế;
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa thể hiện rõ nội dung, lý do nghỉ dưỡng thai.
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì chuẩn bị thêm:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
– Đối với trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng thì hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Theo Quyết định 3503/QĐ-BHXH 2022 sửa đổi Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN THÌ quy trình hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định như đã đề cập ở trên.
Bước 2: Giải quyết chế độ thai sản
– Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của cá nhân thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giải quyết theo đúng thời hạn:
+ Khi nhận đầy đủ hồ sơ tù bên doanh nghiệp thì cơ quan này thực hiện giải quyết chế độ trong thời hạn 06 ngày làm việc;
+ Khi tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ người lao động thì thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
– Hình thức nhận tiền thai sản đa dạng:
+ Người lao động có thể nhận thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc;
+ Cung cấp số tài khoản riêng của cá nhân để nhận quyền lợi này;
+ Đến trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Nếu cá nhân có quyền hưởng tiền thai sản ủy quyền cho người khác nhận hộ thì số tiền này được đưa cho người ủy quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH;
– Quyết định 222/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.