Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự là gì? Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để làm gì? Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và thủ tục, thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự?
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm. Trong một số trường hợp khi có lý do chính đáng muốn xin miễn trách nhiệm hình sự thì đương sự cần phải làm đơn để xin miễn trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc đơn xin miễn trách nhiệm hình sự và thẩm quyền, thủ tục miễn trách nhiệm hình sự.
1. Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự là gì?
Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự là đơn do đương sự lập ra gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Toà án, Viện kiểm sát)
2. Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để làm gì?
Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự được dùng để xin miễn trách nhiệm hình sự.
3. Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______***______
………., ngày ….. tháng …… năm 20….
ĐƠN XIN MIỄN TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Kính gởi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN…(1)
– VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN …(2)
Tôi tên: ….….., Sinh năm ………(3)
Địa chỉ tại:…………(4)
CMND số: ……cấp ngày:……/…./20….. tại….(5)
Là bị cáo trong vụ án…… đã bị truy tố theo cáo trạng số:…….ngày…….và sẽ bị xét xử vào ngày …….. tại Tòa sơ thẩm Tòa Án Nhân Dân……….(6)
Tôi xin trình bày như sau:
Vì ………… nên tôi đã có những sai sót và những vi phạm trong thời gian qua. Kết quả là tôi sẽ phải ra Tòa để chịu xét xử vào ngày………sắp tới.(7)
Dù tôi biết là mình có lỗi và rất ăn năn về lỗi lầm này, nhưng thật sự tôi không cố ý phạm tôi, tôi không vì động cơ cá nhân khi vi phạm. Ngoài ra, mọi hậu quả đều đã được khắc phục hoàn toàn và …có văn bản xin xem xét cho trường hợp của tôi.
Bằng sự tuyệt đối tin tưởng vào chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, tôi làm đơn này thỉnh cầu quý Tòa và quý Viện xem xét cho tôi được miễn trách nhiệm hình sự đối với các sai phạm của tôi trong phiên tòa sắp tới.
Tôi xin cam kết …….(8)
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền tên
(2): Điền tên Viện kiểm sát nhân dân nơi tiếp nhận đơn
(3): Điền tên, năm sinh của người làm đơn
(4): Điền địa chỉ của người làm đơn
(5): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn
(6): Điền thông tin về vụ án, cáo trạng, ngày xét xử, địa điểm xét xử
(7): Trình bày lý do của người làm đơn
(8): Cam kết của người làm đơn
5. Quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và thủ tục, thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự
Về Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29
” Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự
– Cũng như TNHS, miễn TNHS thể hiện sự phản ứng (lên án) đối với người có hành vi phạm tội từ phía Nhà nước và xã hội.
– Miễn TNHS phản ánh chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Chính sách phân hóa này “cũng là một cách hiệu nghiệm của việc thực hiện tốt nguyên tắc không để lọt tội phạm và người phạm tội… việc quy định chế định miễn TNHS… chứng tỏ rằng, con đường cơ bản, hậu quả cơ bản của tội phạm là TNHS, hình phạt và chấp hành hình phạt, còn tha miễn chỉ là trường hợp cá biệt, cụ thể, khi hoàn cảnh cụ thể đòi hỏi…”3.
– Miễn TNHS thể hiện nội dung nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo”.
– Miễn TNHS có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với TNHS, nhiều nội dung về miễn TNHS được xuất phát từ TNHS. Ngoài ra, cũng như TNHS, miễn TNHS chỉ áp dụng đối với người mà hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (BLHS), nhưng họ lại có những điều kiện nhất định để được miễn TNHS.
– Người được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội, nhưng có thể phải chịu hậu quả bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật tương ứng khác.
– Do đó không phải bất kỳ trường hợp nào một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, bị xã hội lên án và đáng bị xử lý về hình sự đều phải chịu TNHS, mà có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng TNHS đối với người đó vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, thì theo quy định của pháp luật, họ được miễn TNHS
Thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự
– BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cũng như thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội.
– Tuy nhiên, tại Điều 230 BLTTHS về đình chỉ điều tra và Điều 248 BLTTHS về đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, xác định Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều 91 BLHS hoặc khoản 2 Điều 155 BLTTHS. Nếu căn cứ vào quy định này, có thể khẳng định việc miễn TNHS thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Nhưng theo quy định tại Điều 29 BLHS, với cách hành văn thể hiện rõ:
” Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
– Ngoài ra, tại Điều 16, khoản 2 Điều 91, khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247; khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS không thể hiện rõ thẩm quyền thuộc giai đoạn nào của quá trình tố tụng.
-Tại điểm a khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 29 BLHS quy định rất rõ là “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử” có nghĩa là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án miễn TNHS hoặc có thể miễn TNHS cho người phạm tội. Đối với Điều 16; điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 2 Điều 91; khoản 4 Điều 110; khoản 4 Điều 247; khoản 7 Điều 364; khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS không thể hiện rõ là các cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội.
– Chỉ khi xuất hiện các căn cứ được quy định ở điểm a khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 29 BLHS thì giai đoạn điều tra và truy tố mới có thẩm quyền, nghĩa là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát mới có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội, còn lại các quy định tại điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29, khoản 2 Điều 91 BLHS, khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS thì chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án.
– Tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 BLHS không quy định giai đoạn điều tra và truy tố có thẩm quyền miễn TNHS khi có các căn cứ tương ứng.
– Tại khoản 1 Điều 2 BLHS quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Và Điều 13 BLTTHS quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
– Như vậy, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xác định một người có tội hay không có tội bằng bản án hoặc quyết định. Theo Điều 2 BLHS thì một người khi đã phạm tội thì họ phải chịu TNHS. Theo đó, khi đã xác định người nào đó phải chịu TNHS thì mới xuất hiện khái niệm miễn TNHS. Do đó, về mặt lý luận thì có thể khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền quyết định miễn TNHS cho người phạm tội.
– Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp khi phát sinh căn cứ để miễn TNHS, ở giai đoạn điều tra, truy tố cũng có thể thực hiện được. Nhưng việc miễn TNHS ở giai đoạn điều tra, truy tố không được xác định bằng quyết định miễn TNHS mà được thể hiện bằng quyết định đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án.
– Ngoài ra, đối với việc miễn TNHS đối với quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì chỉ trong quá trình xét xử, Tòa án xem xét tất cả các tình tiết của vụ án nếu thuộc trường hợp có thể miễn TNHS cho người phạm tội thì Hội đồng xét xử sẽ tuyên miễn TNHS cho họ.