Hiện nay, không phải mọi phán quyết của Tòa án đều được sự đồng ý của người dân, nhiều phán quyết được ban hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của họ, do vậy, kháng cáo chính là một lựa chọn tiếp theo của nhiều người trong vụ việc của mình. Vậy, đơn kháng cáo là gì? Mẫu đơn kháng cáo và hướng dẫn thủ tục kháng cáo?
Mục lục bài viết
1. Đơn kháng cáo là gì?
Để hiểu được đơn kháng cáo là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về kháng cáo là gì? Theo đó, kháng cáo được hiểu là những hành vi không đồng ý với những phán quyết của
Như vậy, đơn kháng cáo cũng được hiểu là một văn bản được soạn để trình bày những nội dung không đồng ý với bản án của Tòa án và đề nghị Tòa án cấp trên có thẩm quyền để giải quyết vụ án.
2. Mẫu đơn kháng cáo :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày … tháng …… năm …..
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: …….
Họ và tên: ………
Sinh năm: …….
Địa chỉ: ………
Số điện thoại:………
Là: Bị đơn/nguyên đơn/ người có quyền và nghĩa vụ liên quan…. trong vụ án ……
NỘI DUNG KHÁNG CÁO
…….
Lý do của việc kháng cáo:
………
Vì vậy, yêu cầu
-………
-………
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung này.
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:
- …..;
- ….;
NGƯỜI KHÁNG CÁO
……………..
3. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo:
Một, ghi tên đầy đủ Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án thuộc huyện, quận của tỉnh/thành phố nào. Ví dụ như:
Hai, thông tin người kháng cáo
- Ghi rõ họ và tên của người kháng cáo;
- Năm sinh;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
- Địa chỉ thường trú;
- Địa chỉ hiện tại;
- Số điện thoại;
Lưu ý: Trường hợp người kháng cáo là tổ chức, cá nhân thì ghi tên đầy đủ cơ quan, họ tên người đứng đầu/ người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Địa chỉ trụ sở; Mã số thuế; Số điện thoại liên hệ.
Ba, tư cách của người kháng cáo trong vụ án
Nếu là nguyên đơn hay là bị đơn thì cần ghi rõ trong đơn là Nguyên đơn/Bị đơn trong vụ án dân sự……Phần nội dung này được xem là nội dung đóng vai trò rất quan trọng đối với văn bản. Bởi lẽ, người được nhận đơn sẽ xem xét lại đơn kháng cáo này để có thể quyết định người kháng cáo có được quyền kháng cáo hay không.
Tư, nội dung kháng cáo
Ghi đầy đủ nhưng ngắn gọn, không ghi lang mang, dài dòng. Chỉ nên trình bày những nội dung chính của vụ việc.
Ví dụ: Phần quyết định chấp thuận cho bà …được ly hôn với tôi tại Bản án …../…./HNGĐ-ST ngày …/…../….. của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Năm, lý do của việc kháng cáo
Đối với phần này, cần ghi rõ những nội dung dẫn đến vụ việc sau đó nêu ra những quan điểm của bản thân, tình hình thực tế và mong muốn của bản thân đối với vụ án trên. Cuối cùng kết thúc đơn với yêu cầu Tòa án nhân dân….giải quyết những vấn đề liệt kê bên dưới.
4. Người có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án:
Đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của đương sự có kháng cáo. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Đương sự được nêu trên nếu không tự mình kháng cáo, thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về ly hôn. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Đương sự là cơ quan, tổ chức có quyền kháng cáo. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền kháng cáo; tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
– Việc uỷ quyền phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
Lưu ý: Để có thể được xử lý thì đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết như chuyển hồ sơ lên cấp phúc thẩm,
Thời hạn kháng cáo
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định và đối với kháng cáo của Tòa án sơ thẩm là 15 ngày. Ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa sơ thẩm.
Trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng khi tòa tuyên án thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày người có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó và có thời hạn là 07 ngày kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết.
Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.
Lưu ý : Đối với đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Đối với người kháng cáo đang bị tạm giao thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Căn cứ pháp lý: