Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ là gì? Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ để làm gì? Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ? Khái quát chung về bảo hiểm nông nghiệp?
Ngày nay, vai trò của bảo hiểm là vô cùng to lớn, bảo hiểm hầu như xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ tính mạng, sức khỏe của con người đến các hoạt động hằng ngày như xây dựng, kinh doanh… Bảo hiểm cũng xuất hiện ngay cả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sư ra đời và phát triển của bảo hiểm nông nghiệp góp phần thiết yếu cho người nông dân để hạn chế những thiệt hại do các rủi ro gây nên. Bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện hành trên thị trường bảo hiểm thế giới. Pháp luật nước ta đã ban hành các biểu mẫu quy định cụ thể về hoạt động bảo hiểm xã hội. Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ là một trong số đó. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu đơn đề nghị này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ là gì?
Chính sách về bảo hiểm nông nghiệp được Nhà nước ta ban hành nhằm mục đích mang lợi ích cho hộ dân sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp bảo hiểm. Thông qua đó đã góp phần khuyến khích doanh nghiệp triển khai bảo hiểm nông nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ ra đời đã góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.
2. Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ để làm gì?
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ là mẫu đơn được lập ra nhằm mục đích để các cá nhân hay tổ chức xin được phê duyệt đối tượng được hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp. Mẫu nêu rõ thông tin cá nhân sản xuất nông nghiệp hoặc tổ chức sản xuất nông nghiệp, căn cứ pháp lý lập mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ,… Mẫu đơn được ban hành kèm theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu đơn thì cá nhân hoặc người đại diện cho tổ chức ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) để mẫu đơn đề nghị có giá trị.
3. Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT, PHÊ DUYỆT ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn……….
Căn cứ Nghị định số …/2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số … /QĐ-TTg ngày…. tháng ….năm 20… của Thủ tướng Chính phủ về….;
Trường hợp cá nhân sản xuất nông nghiệp:
– Tên cá nhân sản xuất nông nghiệp: [Tên đầy đủ]……….
– Ngày, tháng, năm sinh:…………
– CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: […] do [Tên cơ quan cấp] ngày…tháng…năm…tại [Nơi cấp]………
– Địa chỉ thường trú:………
– Thuộc diện: □ Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □ Hộ khác
Trường hợp tổ chức sản xuất nông nghiệp:
– Tên tổ chức sản xuất nông nghiệp: [Tên đầy đủ]………
– Giấy phép đăng ký kinh doanh số: […] do [Tên cơ quan cấp] ngày…tháng…năm…
– Địa chỉ:………
– Là tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc diện đối tượng tổ chức được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số …/QĐ-TTg ngày tháng năm 20… của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn … rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chúng tôi là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
– Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, thủy sản…
(Liệt kê đầy đủ)
Nơi nhận:
– Như trên;
– Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …;
…., ngày…. tháng…. năm…
Chủ hộ/Người đại diện tổ chức
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
+ Trường hợp cá nhân sản xuất nông nghiệp (ghi thông tin về tên, hộ chiếu, địa chỉ thường trú,…)
+ Trường hợp tổ chức sản xuất nông nghiệp (ghi thông tin về tên, giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ,…)
+ Nội dung đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
– Phần cuối biên bản:
+ Hồ sơ kèm theo.
+ Thời gian và địa điểm lập đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
+ Thông tin nơi nhận đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chủ hộ/ đại diện tổ chức.
5. Khái quát chung về bảo hiểm nông nghiệp:
5.1. Bảo hiểm nông nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu bảo hiểm nông nghiệp thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, có đối tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên liệu nhà xưởng.
Hoạt động nông nghiệp thường gặp phải các rủi ro cơ bản như sau:
– Rủi ro thời tiết: là những rủi ro liên quan tới các hiện tượng thời tiết mà con người không được dự đoán và không thể dự đoán được.
– Rủi ro sản xuất nông nghiệp: đây là những rủi ro liên quan đến các nhân tố như: sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật nuôi…
– Rủi ro kinh tế: đây là những rủi ro liên quan đến biến động của giá nông phẩm và các nguyên liệu đầu vào do sự biến động khó đoán của thị trường.
– Rủi ro tài chính và hoạt động thương mại: những rủi ro này do sự tác động của các lĩnh vực sản xuất khác tới nông nghiệp.
– Rủi ro thể chế: là những rủi ro xuất phát từ các chính sách nông nghiệp của nhà nước.
– Rủi ro môi trường: những rủi ro do tác động tiêu cực của các hoạt động ngoại ứng ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nông nghiệp.
Chính vì những rủi ro đó mà chúng ta có thể thấy rằng bảo hiểm nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhằm giảm bớt những thiệt hại cho người nông dân trước những rủi ro ngoài ý muốn cụ thể như:
– Bảo hiểm nông nghiệp đã góp phần hạn chế những rủi ro liên quan đến sản xuất, đảm bảo ổn định nguồn thu nhập của người nông dân.
– Bảo hiểm nông nghiệp có vai trò quan trọng giúp người nông dân yên tâm sản xuất, gia tăng năng suất lao động.
– Bảo hiểm nông nghiệp mang lại một nguồn vốn nhất định cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất.
5.2. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp:
Điều 5 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp có nội dung cụ thể như sau:
– Bảo hiểm nông nghiệp phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
– Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp phải được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.
5.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp:
Điều 12 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có nội dung cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khi bên mua bảo hiểm xác nhận đã hiểu rõ các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp.
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện phân tán, chia sẻ rủi ro thông qua các phương thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm nông nghiệp.
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
– Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp phải có trách nhiệm kịp thời cử cán bộ tiếp cận đối tượng bảo hiểm và hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất (nếu có). Chi trả các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế tổn thất.
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm tổ chức công tác giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất công khai, minh bạch theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thu thập công bố, xác nhận của cơ quan chức năng về sự kiện bảo hiểm (nếu có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm); tổ chức công tác xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
– Trong trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, cử cán bộ hướng dẫn người được bảo hiểm các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm trả tiền bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật hiện hành.
Việc pháp luật nước ta ban hành các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đã góp phần đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và tạo niềm tin của người dân đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Không những thế còn giúp doanh nghiệp xác định rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Khi xảy ra vi phạm có căn cứ để giải quyết trước Toà an.