Khi đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp với đầy đủ giấy tờ kèm theo.
Theo quy định tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ, hồ sơ xin đăng ký quyền sở hữu công nghiệp phải bao gồm các tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;
Đối với sáng chế thì bản mô tả sang chế gồm hai phần chính: thứ nhất là phần mô tả phải làm rõ được các tiêu chuẩn bảo hộ cụ thể của sang chế: tính mới, trình độ sang tạo, tính ứng dụng trong công nghiệp, phần mô tả này phải thể hiện được bản chất của sang chế một cách đầy đủ và rõ rang đến mức căn cứ vào đó người ta có thể thực hiện được sang chế đó. Phần thứ hai của bản mô tả đề cập phạm vi bảo hộ của sáng chế được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ và phải phù hợp với phần mô tả và hình vẽ. bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.
Đối với kiểu dáng công nghiệp thì tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần được bảo hộ cần phải bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng, chỉ rõ điểm mới khác biệt so với các kiểu dáng công nghiệp trước đó và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ. nếu người đăng ký muốn được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo nhiều phương án khác nhau thì phả chỉ rõ đâu là phương án cơ bản và sự khác biệt giữa nó với các phương án còn lại. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó. Hoặc nếu kiểu dáng có chứa nhãn hiệu thì phải có tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu.
Đối với thiết kế bố trí thì cần phải có ảnh chụp, bản vẽ cùng với cá thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo bản thiết kế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với nhãn hiệu thì tài liệu xác minh nhãn hiệu cần được bảo hộ gồm có mẫu nhãn hiệu. yêu cầu dặt ra là phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể nếu có, nhãn hiệu có từ ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt Nam.
Đối với chỉ dẫn địa lý thì muốn được bảo hộ phải gồm có các tài liệu, mẫu vật và thông tin như sau:
– Tên gọi, dấu hiệu được dùng làm chỉ dẫn địa lý;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
– Bản mô tả tính chất đặc thù phải chỉ rõ cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm với điều kiện địa lý nơi xuất sử của sản phẩm.
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất theo quy định tại Điều 101 Luật sở hữu trí tuệ.