Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục? Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục? Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục?
Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật. hiện hành. Với vị trí là cầu nối đưa pháp luật luật vào cuộc sống, một trong những mắt xích có ý nghĩa đặc biệt của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do đó, có thể thấy việc kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đối tượng, vai trò, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Đối tượng, vai trò, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Tại Điều 112 Luật giáo dục 2019 quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm những nội dung sau: (1) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập, (2) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập, (3) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.
– Theo đó, việc tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành như sau:
+ Thứ nhất, về điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ do Chính phủ quy định về tất cả những nội dung này. Đồng thời Chính phủ cũng quy định về điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên cũng như pháp luật của Việt Nam.
+ Thứ hai, quyết định thành lập, cho phép thành lập cũng như cho phép hoạt động, hoặc đình chỉ, hoặc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyết định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ trưởng bộ giáo dục cũng quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
+ Thứ ba, nội dung kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật đã được triển khai rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Để có được giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật cần phải có sự phân tích đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật một cách chính xác. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu có được cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật. Xuất phát từ quan điểm đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật.
Chúng ta đều biết chất lượng luôn chiếm vị trí hàng đầu trong hầu hết các kế hoạch, nghị sự và việc nâng cao chất lượng có thể được coi là vấn đề quan trọng đối với bất kì hoạt động nào. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xem chất lượng như là một yếu tố tất nhiên. Chúng ta đặc biệt nhận thức rõ về chất lượng khi thiếu nó. Nói cách khác chúng ta chỉ có thể nhận thấy vai trò quan trọng của “chất lượng” khi bắt đầu thất vọng, không hài lòng và bị tốn kém cả về thời gian cũng như chi phí do thiếu “chất lượng” trong những vấn đề mà chúng ta quan tâm. Trong tiếng Việt thì chất lượng có nghĩa là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, pháp luật là một phạm trù “động”, “đa chiều”. Tính động của chất lượng giáo dục pháp luật được thể hiện ở chỗ chất lượng giáo dục pháp luật sẽ rất khác nhau khi xem xét nó trong những bối cảnh khác nhau. Cùng một quá trình giáo dục pháp luật với một kết quả nhất định nhưng nếu đặt nó trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau thì chất lượng giáo dục pháp luật có thể không giống nhau.
2. Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục.
– Tại Điều 110 Luật giáo dục 2019 quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục, theo đó, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được thực hiện như sau:
+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục sẽ phải bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục
+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục phải xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn.
+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục nhằm làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.
+ Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
– Những nguyên tắc khi tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Nguyên tắc 1: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật.
+ Nguyên tắc 2: Trung thực, công khai, minh bạch;
+ Nguyên tắc 3: Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
3. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục.
– Theo quy định của pháp luật thì đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm những đối tượng sau:
(1) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
(2) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá chất lượng. Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ khía cạnh sư phạm bởi vì giáo dục pháp luật là một hoạt động mang tính sư phạm, hoạt động giáo dục pháp luật nhằm cung cấp tri thức, nâng cao nhận thức về pháp luật của các chủ thể pháp luật nói chung và được thực hiện với những hình thức và phương pháp cụ thể. Xét ở khía cạnh này, chất lượng được đánh giá thông qua mức độ trùng khớp của hoạt động giáo dục với mục tiêu đã định sẵn. Mặt khác, ngoài chất lượng giáo dục pháp luật có thể được tiếp cận từ khía cạnh pháp lí bởi mục đích, nội dung và vai trò của nó. Ở khía cạnh này, chất lượng giáo dục pháp luật lại tập trung vào kết quả của quá trình này.
– Để đánh giá chất lượng của bất kì một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào, người ta cũng phải có những tiêu chí nhất định. Nhờ những tiêu chí đó, người ta có thể xác định được chính xác “phẩm chất”, “giá trị” của đối tượng. Vì vậy, không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục pháp luật.
– Xuất phát từ những lập luận trên, có thể đi đến nhận định rằng chất lượng giáo dục pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tính phù hợp của toàn bộ quá trình giáo dục pháp luật với mục đích của nó và được đánh giá theo những tiêu chí (tiêu chuẩn) nhất định.
– Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của giáo dục pháp luật, chất lượng giáo dục pháp luật có thể được đánh giá dựa vào những tiêu chí cơ bản sau:
– Tiêu chí về nội dung giáo dục pháp luật Nội dung giáo dục pháp luật chính là những tri thức pháp lý cần được truyền đạt đến đối tượng của giáo dục pháp luật. Mục tiêu giáo dục pháp luật bị chi phối bởi chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục nhưng đồng thời nó chi phối nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục pháp luật thể hiện mục tiêu giáo dục và tác động đến hình thức, phương pháp giáo dục. Khi xây dựng nội dung giáo dục pháp luật cần quan tâm đến phạm vi, mức độ kiến thức, thời lượng để đảm bảo tính “toàn diện”, tính “vừa sức” trong giáo dục pháp luật, tránh được sự “quá tải”. Đây là vấn đề cần được giải quyết một cách đầy đủ và thấu đảo.” Nội dung giáo dục pháp luật cần được xây dựng sao cho vừa có phần cứng mang tính nguyên tắc, tương đối ổn định, vừa có phần mềm mang tính linh hoạt, đảm bảo cả hai yêu cầu của quá trình giáo dục là tính hệ thống và tính cập nhật. Nội dung giáo dục pháp luật có thể chia làm 3 cấp độ:
– Những nội dung pháp luật tối thiểu cho mọi công dân.
– Những nội dung pháp luật mở rộng và chuyên sâu theo nhu cầu ngành nghề.
– Những nội dung pháp luật chuyên ngành cho những người hành nghề pháp luật. Trên cơ sở đó, tiêu chí về nội dung giáo dục pháp luật cần phải xem xét ở các phương diện cơ bản sau:
+ Mức độ phù hợp của nội dung tri thức pháp luật với đối tượng giáo dục pháp luật; lượng tri thức pháp luật phù hợp với khả năng nhận thức, tâm lí và nhu cầu của đối tượng giáo dục, đáp ứng được đòi hỏi của mục tiêu giáo dục pháp luật.
+ Mức độ thống nhất về nội dung giáo
dục pháp luật giữa các cấp độ giáo dục và mức độ thống nhất giữa nội dung giáo dục pháp luật dành cho các đối tượng. Nói cách khác nội dung được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp và không bị trùng lặp giữa các cấp độ khác nhau.
+ Nội dung giáo dục pháp luật được bổ sung, cập nhật hoặc sửa đổi phù hợp với sự thay đổi của pháp luật hiện hành
– Tiêu chí về chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật:
Chủ thể giáo dục pháp luật là những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật là chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp. Hai loại chủ thể giáo dục pháp luật này có vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kĩ năng giáo dục pháp luật khác nhau và từ đó có các hình thức, phương pháp và phương thức tiến hành giáo dục pháp luật khác nhau
– Chủ thể chuyên nghiệp là những người mà chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của họ là thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật. Chủ thể không chuyên nghiệp là những người mà tuy chức năng chính không phải là giáo dục pháp luật nhưng thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật cụ thể gắn liền với mục đích của hoạt động chuyên môn chính. Chủ thể giáo dục pháp luật rộng hơn, đa dạng hơn so với chủ thể giáo dục khác. Đặc trưng của pháp luật là những quy phạm có tính khuôn mẫu, mực thước được xác định cụ thể do vậy để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, các chủ thể giáo dục pháp luật phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải tri thức và là tấm gương sáng trong việc tuân thủ pháp luật.
– Tiêu chí về chủ thể được xem xét ở các phương diện sau:
+ Mức độ tương thích giữa trình độ chuyên môn của chủ thể giáo dục pháp luật với mục tiêu giáo dục pháp luật, nhu cầu của đối tượng giáo dục pháp luật. Yêu cầu về trình độ chuyên môn pháp luật của chủ thể giáo dục pháp luật rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cấp độ về nội dung cũng như nhu cầu của đối tượng giáo dục pháp luật. Vì vậy, khi xem xét vấn đề này cần phải đặt trong từng mối quan hệ cụ thể và từng trường hợp cụ thể.
+ Khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà mình là người trực tiếp tiến hành truyền đạt tri thức pháp luật.