Để được thuê, hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì cần đảm bảo điều kiện theo quy định. Vậy, đối tượng và giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được ghi nhận như thế nào? Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước được quản lý chặt chẽ thể hiện qua những quy định về đối tượng chỉ được thuê nhà thuộc sở hữu này. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 82 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật Nhà ở 2014 thì những đối tượng sau đây chỉ được thuê nhà ở bao gồm:
– Đối tượng thuộc diện được thuê nhà ở công vụ gồm những cá nhân sau:
+ Để được thuê nhà ở công vụ thì các cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo Đảng nhà nước nằm trong diện ở nhà công vụ trong thời gian nhận chức vụ;
+ Trong cơ quan của Đảng và nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, các cán bộ công chức thuộc các cơ quan này không thuộc diện trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ thứ cấp như Thứ trưởng và tương đương trở lên; cá nhân này được điều động luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
+ Các cán bộ, công chức đang giữ chức vụ trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội không thuộc diện quy định ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ mà được điều động luân chuyển đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
+ Đối với các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà nhà nước điều động, luân chuyển theo yêu cầu của quốc phòng an ninh. Ngoại trừ một số đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
+ Với các cá nhân làm nghề giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, những vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo;
+ Những cá nhân có nghề nghiệp là bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gồm có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nơi biên giới hải đảo; Những nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của nhà nước về luật khoa học và công nghệ.
+ Nhà nước thể hiện sự ưu tiên đối với học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập được thuê nhà ở xã hội.
– Đối tượng được xem xét giải quyết cho thuê nhà ở xã hội:
+ Trong quá trình tham gia kháng chiến những người được nhà nước ghi nhận là có công với cách mạng theo quy định của pháp luật sẽ nhận ưu đãi về người có công với cách mạng:
+ Các cá nhân hoạt động kinh tế nhưng có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Theo pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì những cá nhân này sẽ được thuê mua nhà ở xã hội;
+ Những cá nhân đã trả lại nợ công vụ thì cũng nằm trong các diện thuộc được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Trên thực tế, có những hộ dân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được nhà nước bồi thường bằng nhà đất ở;
– Các hộ gia đình cá nhân nằm trong diện bị thu hồi đất và giải tỏa phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà trên thực tế chưa được bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Nếu chưa được thuê nhà xã hội thì sẽ được ưu tiên giải quyết thuê nhà ở để phục vụ tái định cư;
– Căn cứ vào thực tế sử dụng nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc được xây dựng thông qua vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước thì các đối tượng cá nhân, tổ chức được giải quyết cho thuê nhà ở đó.
2. Giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước ?
Đối với thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước căn cứ vào các thời điểm khác nhau thì giá thuê cũng được ghi nhận khác nhau tại Điều 58 Nghị định 99/2015 NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 30/2021 quy định như sau:
– Thứ nhất, đối với nhà ở không có nguồn gốc rõ ràng nhưng được bố trí sử dụng trên thực tế trước ngày 05 tháng 07 năm 1994. Theo đó, đối với nhà ở này chưa được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại;
– Thứ hai, trong trường hợp các nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều này đã được nhà nước phê duyệt để cải tạo, xây dựng lại; nhà ở không có nguồn gốc nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 07 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
3. Điều kiện được thuê mua nhà thuộc xã hữu nhà nước:
– Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được thuê nhà ở công vụ, căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật Nhà ở 2014 điều kiện để được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định rõ như sau:
– Trường hợp 1: đối tượng được thuê, mua nhà ở công vụ thì phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 32 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật Nhà ở 2014;
– Trường hợp 2: các đối tượng được thuê nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo ghi nhận tại khoản 1, Điều 51 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật Nhà ở 2014. Theo đó:
+ Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ theo quy định mà chưa được nhà nước thực hiện việc bồi thường tương ứng với giá trị bị thiệt hại thì phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư thì mới được ưu tiên thuê nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước;
+ Những cá nhân nằm trong diện được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước để giúp người dân trong quá trình tái định cư phải nằm trong diện bị thu hồi đất giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê nhà ở xã hội; Những cá nhân được thuê nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và cần có nhu cầu thuê nhà ở này.
4. Thủ tục thực hiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
4.1. Hồ sơ để thuê nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước:
Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đảm bảo các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 60
– Đơn đề nghị thể hiện rõ các nội dung về thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Các cá nhân, tổ chức chuẩn bị giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở quy định tại một trong các điểm b, c, d Khoản 2, Điều 57 của Nghị định này;
– Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn đang giá trị hoặc thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trong trường hợp thuê nhà ở là vợ chồng thì phải bổ sung thêm chứng thực giấy đăng ký kết hôn;
– Với các đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc các đối tượng này.
4.2. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ:
Đối với các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015 NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 30/2021/NĐ-CP được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người có nhu cầu đề nghị thuê nhà ở phải chuẩn bị hai bộ hồ sơ gồm các giấy tờ đã quy định tại 4.1
+ Bước 2: Nơi tiếp nhận hồ sơ
Người đề nghị thuê nhà ở nộp hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành ở hoặc tại trung tâm hành chính công của tỉnh thành đó.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ các cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra nếu nhận thấy hồ sơ đảm bảo theo đúng quy định thì viết giấy biên nhận hồ sơ.
Trong trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo về nội dung này đến người nộp hồ sơ để biết rõ lý do. Nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan này cũng phải có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ để bổ sung giấy tờ. Các đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ đã hợp lệ thì phải nhanh chóng báo cáo lên sở xây dựng để xem xét.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối với các đối tượng được thuê nhà ở cũ trình lên cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định;
– Bước 4: Ký kết hợp đồng thuê nhà ở:
Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét.
Có một số trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc Phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho các cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt những đối tượng được thuê nhà ở.
Khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật Nhà ở 2014;
– Nghị định 99/2015 NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 30/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở.