Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 gồm những đối tượng nào?
Đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật thuế TNDN năm 2008
Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế có thể có đối tượng nộp thuế khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng tính thuế. Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hòa thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh tế, xã hội.
Xác định đối tượng nộp thuế cũng cần phân biệt với đối tượng chịu thuế, đối tượng không nộp thuế.
Đối tượng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tế phải gánh chịu số tiền thuế. Họ có thể chính là đối tượng nộp thuế hoặc không phải đối tượng nộp thuế. Đối tượng thường không được nêu rõ trong văn bản pháp luật thuế nhưng lại có mối quan tâm trong việc điều chỉnh thu nhập của các nhà lập pháp và các cơ quan thu.
Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thường được pháp luật quy định rất cụ thể rõ rang từng trường hợp. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện của đối tượng nộp loại thuế đó đồng thời có các điều kiện khác đi kèm. Chính những điều kiện khác này đã loại trừ nghĩa vụ nộp một loại thuế nhất định. Ở Việt Nam, việc xác định đối tượng không thuộc diện nộp một loại thuế thường xuất phát từ chính sách khuyến khích,ưu đãi của nhà nước hoặc do cam kết của Việt nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Luật các nước không có sự đồng nhất trong việc xác định phạm vi đối tượng nộp thuế. Chẳng hạn, Luật thuế thu nhập công ty của Thụy Điển quy định : “các công ty, các chủ thể kinh doanh có vốn từ 50.000 Curon trở lên và có lao động làm thuê thì được coi là đối tượng nộp thuế thu nhập công ty”. Còn bộ luật thuế thu nhập của Thái lan quy định : “Đối tượng nộp thuế thu nhập công ty chỉ bao gồm các công ty và các tổ chức hùn vốn có tư cách pháp nhân”. Pháp luật Mỹ, Nhật cũng quy định chủ thể kinh doanh là các tổ chức kinh tế thì phải nộp thuế thu nhập công ty. Còn Pháp luật Việt Nam quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 2 Luật TTNDN 2008 là các chủ thể sau:
“1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập”.
Như vậy, việc quy định đối tượng nộp thuế TNDN thường có sự phân biệt đối tượng thường trú và đối tượng không thường trú. Đối tượng được coi là thường trú có nghĩa vụ nộp thuế TNDN đối với các khoản thu nhập mà không phân biệt thu nhập đó phát sinh ở nước sở tại hay nước ngoài. Còn đối tượng được coi là không thường trú chỉ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh ở nước sở tại. Chẳng hạn, trong pháp luật thuế của Thái Lan quy định: các công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân thành lập theo Luật Thái Lan nếu có thu nhập từ nguồn Thái Lan hay từ nguồn nước ngoài đều phải kê khai và nôp thuế thu nhập cho chính phủ Thái Lan, không phân biệt thu nhập đó được mang vào lãnh thổ Thái Lan hay để ở nước ngoài.
Tuy nhiên, căn cứ để xác định thế nào là thường trú và không thường trú ở mỗi nước khác nhau. Ví dụ: ở các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan… quy định đối tượng thường trú là đối tượng được thành lập hay hợp nhất tại nước đó. Ở một số nước khác như Malaysia, Singapore…căn cứ để xác định đối tượng là thường trú là vai trò quản lý, điều hành của cơ sở đặt ở nước sở tại đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng nộp thuế.
Ở Việt Nam, các tổ chức kinh doanh được coi là đối tượng thường trú theo các tiêu chuẩn: hoặc thành lập hoặc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc có cơ sở đặt tại Việt Nam đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động kinh doanh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế
Ðế khuyến khích tổng thể nên kinh tể, đảm báo công bằng, thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của nhà nước, Luật thuế TNDN 2008 quy định về ưu đãi thuế TNDN về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế đối với các đối tuợng:
– Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước, sản xuất phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo ( Khoản 1 Điều 14 Luật Thuế TNDN năm 2008).
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động. Đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì dượcmiễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phái nộp trong 9 năm tiếp theo. Còn các doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại đia bàn không thuộc danh mục địa bản có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
– Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bản có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tổi đạkhông quá 2 năm và giảm 50% số thuế phài nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo (Khoản 3 Điều 13 Luật Thuế TNDN năm 2008);
– Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động (Khoản 4 Điều 13 Luật Thuế TNDN năm 2008).
Ngoài các còn có một số trường hợp khác cũng được giảm thuế:
Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. gồm: chi phí đào tạo nghề; chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tồ chức và quản lý; chi khám sức khỏe thêm trong năm; chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con; lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi trả thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu sốtrong trường hợp chưa được nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định (Điều 15 Luật Thuế TNDN năm 2008).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
– Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí