Đối tượng, nội dung lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
Như chúng ta đã biết thì bảo vệ môi trường luôn là vấn đề rất được sự quan tâm của con người, bởi môi trường là yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Một số ngành nghề, lĩnh vực hiện nay khi hoạt động phải thực hiện lập
Cơ sở pháp lý: Luật bảo vệ môi trường 2019
Luật sư
1. Đối tượng, nội dung lập kế hoạch bảo vệ môi trường
1.1. Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường
“Điều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường cụ thể :
1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường đó là một thủ tục về môi trường mà cơ sở cần được xác nhận trước khi đi vào hoạt động. Cơ quan quản lý nhà nước là ủy ban nhân dân Quận, huyện hoặc Sở Tài nguyên môi trường tại địa phương mà cơ sở hoạt động. Ngoài vai trò là một thủ tục hành chính cần phản có, giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cũng nêu rõ những nội dung cần tuân thủ của cơ sở để đảm bảo không gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng và hoạt động sau này. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để kiểm tra, thanh tra, xử phạt cơ sở nếu có hành vi gây ô nhiễm.
Như vậy đối tượng mà pháp luật quy định phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường ở đây đó là dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng, Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đó những đối tượng này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường liên quan tới lĩnh vực hoạt động cụ thể của mình với kế hoạch bảo vệ môi trường có đầy đủ nội dung và thực hiện theo trình tự thủ tục Luật định.
1.2. Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường
Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường gồm có nhưng nội dung sau:
– Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020 và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
– Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.”
Như vậy, có thể thấy dựa trên quy định này thì kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ có các phần theo quy định và đề ra phương án bảo vệ môi trường đối với những vân đề môi trường đang gặp phải hiện nay, đối với môt kế hoạch chi tiết đầy đủ nội dung sẽ dễ hiểu và thực hiện hơn, pháp luật có đưa ra những yêu cầu chung đối với vấn đề bảo vệ môi trường và quan trọng hơn như đó là biện pháp để có thể ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng đó là vân đề rất cần thiết.
Nội dung tiếp theo đó là đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ đây là nội dung quan trọng để quyết định thay đổi công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ có những hạn chế nào đó thì đối với kế hoạch mới có thể căn cứ dựa trên đó mà thực hiện phát triển tốt hơn, khắc phục lỗi của cơ sở cũ.
Ngoài ra pháp luật còn đề cập tới việc đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường tức là một thủ tục về loại hồ sơ môi trường, là hồ sơ pháp lý thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ Doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ phải phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án mà mình sẽ đầu tư gây ra từ giai đoạn xậy dựng cho đến khi đi vào hoạt động. đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường phải được thực hiện tại cơ quan thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý.
Việc đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo quy định của pháp luât và có đầu đủ nội dung cụ thể như chúng tôi nêu ra quy định trên.
2. Thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường
2.1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:
+ 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
Như vậy muốn đăng kí kế hoach bảo vệ môi trường cần đáp ứng đầy đủ quy định về hồ sơ như quy định này. tại Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
2.2. Trình tự đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 1: Thu thập tài liệu, bao gồm tài liệu pháp lý (giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh,
Bước 2: Khảo sát thực tế về địa điểm dự kiến xây dựng dự án, điều kiện tự nhiên, địa chất địa hình, thủy văn khu vực dự án.
Bước 3: Đánh giá các tác động có khả năng gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng, hoạt động của dự án, tổng hợp và lập báo cáo.
Bước 4: Trình nộp báo cáo lên cơ quan quản lý nhà nước, hồ sơ bao gồm 01 văn bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường, 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Tiếp đó đơn vị tư vấn có nhiệm vụ giải trình và bảo vệ các nội dung trong báo cáo, tiếp đoàn kiểm tra cho đến khi dự án được cấp giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
Như vậy để thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục mà pháp luật đề ra và lưu ý về thời hạn thực hiện thủ tục này.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đối tượng, nội dung, thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.